-
Có một Đảng bộ huyện xuất sắc ở Thái Bình -
Hà Nội sử dụng bản sao chứng thực điện tử trong dịch vụ công trực tuyến từ 2/1/2025 -
Gần 1 triệu khách đón năm mới 2025 tại các “điểm cầu” Vingroup -
TP.HCM chào năm 2025: Khởi đầu cho tương lai rạng rỡ -
Hải Phòng công bố biểu tượng Thành phố trong chương trình Chào năm mới 2025 -
Phong tục đón năm mới trên thế giới có gì thú vị?
Với ưu điểm không tăng giá bất kể thời tiết, các dịch vụ taxi truyền thống ghi nhận một ngày doanh thu tăng mạnh hôm Chủ nhật (25/11) ở TP HCM vì tình hình mưa to gió lớn. Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Bảo Toàn – Phó tổng giám đốc Vinasun cho biết, nhu cầu di chuyển bằng taxi trong chiều và tối qua tăng đột biến, khiến ứng dụng và tổng đài gọi xe của hãng phải "căng mình" phục vụ.
Chưa có thống kê chi tiết, nhưng ước tính doanh thu tại thị trường TP HCM hôm qua của hãng này tăng gấp 3-4 lần bình thường. "Hơn 90% xe của hãng hoạt động trong giờ cao điểm, còn lại những tài xế vượt định mức doanh thu hoặc phương tiện hư hỏng nên ngừng chạy. Hãng có xưởng sửa chữa những phương tiện hư hỏng nhẹ do ngập nước ngay trong đêm, trường hợp nặng sẽ chờ phía bảo hiểm thẩm định", ông Toàn nói.
|
Taxi 'bơi' trên đường Phan Huy Ích (quận Tân Bình) sáng 26/11. Ảnh: Quỳnh Trần |
Nhu cầu đi lại cũng tăng rất mạnh đối với các dịch vụ gọi xe suốt hôm qua đến sáng nay. Nhiều khách hàng phản ánh, dịch vụ GrabBike hầu như "vô hiệu" từ 11h trưa Chủ nhật đến tối, mức giá không tăng nhiều nhưng hiếm khi có xe.
"Không thể dùng được GrabBike, tôi chuyển sang gọi GrabCar và vẫn đặt được từ sáng đến tầm chiều, nhưng giá cao gấp 2-3 lần bình thường. Đến tối, một nữ đồng nghiệp của tôi mất 2 giờ để đặt xe từ quận 3 về Bình Thạnh. Trong khi đó, cấp trên của tôi phải ngồi chờ đến 12h đêm mới gọi được GrabCar", anh Thắng Đặng, nhà ở quận 3 cho biết.
Do mưa vẫn tiếp tục và một số tuyến đường còn ngập đến sáng hôm nay (26/11) nên nhu cầu đi lại bằng dịch vụ gọi xe sáng nay vẫn vượt cung. Gọi xe đi làm lúc 6h15 từ chung cư tại Tham Lương (quận 12) lên quận 1 nhưng chị Hồng Hà cho biết phải "bất lực" với tất cả ứng dụng.
"Tôi gọi từ xe máy đến ôtô, từ Grab đến GoViet đều không được. Bình thường dưới sảnh chung cư cũng rất nhiều taxi truyền thống chờ sẵn nhưng sáng nay không có xe nào. Tôi đành phải đợi một chiếc taxi trả khách về chung cư để bắt xe đó chị làm", chị Hồng Hà kể.
Đường D1, quận Bình Thạnh, TP HCM lúc 8h sáng ngày 26/11. Ảnh: Văn Hiếu |
Tránh mưa gió đến 11h sáng mới quyết định ra đường, chị Thanh Hương (đường D1, quận Bình Thạnh) gọi được Grab nhưng không thấy tài xế không đến đón. "Chờ mãi mà ứng dụng báo tài xế đứng yên một chỗ. Tôi gọi thì anh ấy bảo đường còn ngập nước và kẹt xe nên kêu thông cảm", chị Hương cho biết.
Ông Nguyễn Hữu Tuất - CEO FastGo cho biết nhu cầu gọi xe của khách hàng đơn vị này tăng 3 lần trong Chủ nhật vừa qua nhưng không đủ tài xế đáp ứng. Trong khi đó, trả lời VnEXpress, Grab xác nhận quá tải cục bộ.
"Do ảnh hưởng của bão, chúng tôi hiểu rằng đã có những thời điểm ứng dụng Grab không thể đáp ứng tốt và đủ nhu cầu đi lại của khách hàng, Grab chân thành xin lỗi khách hàng vì những bất tiện này và rất mong được khách hàng thông cảm", đại diện truyền thông của công ty cũng phát đi lời cảm ơn đến đội ngũ tài xế và cho biết công ty thưởng 10.000 đồng cho mỗi cuốc xe mà tài xế được khách hàng nhập mã riêng để tri ân trong hôm nay.
Tương tự gọi xe, các dịch vụ gọi thức ăn cũng không thể đáp ứng nhu cầu do khá nhiều tài xế nghỉ hoạt động vì thời tiết. GrabFood không tăng giá nhưng theo phản ánh là rất khó tìm được tài xế. Nhiều nhà hàng trên ứng dụng của Grab cũng báo không đóng đơn. Trong khi đó, khách của Now chỉ đặt được các nhà hàng trong bán kính từ 4km trở xuống và phải mòn mỏi chờ đợi.
"Hôm qua, dịch vụ chúng tôi không cho nhập mã khuyến mại, phí vận chuyển tăng cao 'ngất ngưởng' nhưng mọi người vẫn 'bất chấp' để cố gắng đặt được thức ăn", CEO của một dịch vụ giao thức ăn yêu cầu giấu tên nói.
Ghi nhận đến cuối buổi trưa sang đầu giờ chiều hôm nay, các dịch vụ taxi, gọi xe và thức ăn cơ bản đã hoạt động lại bình thường. Khách hàng phản ánh tình trạng khó khăn khi đặt dịch vụ giảm dần. Riêng các khu vực còn ngập và tắc đường thì vẫn phải chờ đợi ít nhiều.
-
Gần 1 triệu khách đón năm mới 2025 tại các “điểm cầu” Vingroup -
TP.HCM chào năm 2025: Khởi đầu cho tương lai rạng rỡ -
Hải Phòng công bố biểu tượng Thành phố trong chương trình Chào năm mới 2025 -
Phong tục đón năm mới trên thế giới có gì thú vị? -
Hà Nội tổ chức 5 điểm bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 -
PVFCCo dành 8 tỷ đồng làm an sinh xã hội dịp Tết Ất Tỵ 2025 -
Metro số 1 TP.HCM tăng chuyến, tăng giờ chạy phục vụ người dân dịp Tết Dương lịch 2025
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM