-
TP.HCM: Tình hình giao thông được cải thiện sau hơn 1 tháng triển khai Luật mới -
Bán đất hiếm trái phép, Công ty Thái Dương hưởng lợi hơn 700 tỷ đồng -
Đà Nẵng: Phát hiện loạt doanh nghiệp khai thác khoáng sản có vi phạm -
Bộ Công an thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên không gian mạng -
Khởi tố nhiều cán bộ Sở Y tế Hà Nội -
Quảng Nam: Kiến nghị chấm dứt 3 dự án thuộc các cụm công nghiệp huyện Đại Lộc
Những khoản lỗ “bí ẩn” giai đoạn 2006-2010
Theo đơn khiếu nại tố cáo việc làm trái quy định pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng tại Contrexim Bình Định hiện đang được cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế (Công an tỉnh Bình Định) thụ lý, ông Phạm Hồng Thanh khi còn là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Constrexim Bình Định bị tố cáo tự ý ký 2 hợp đồng thế chấp tài sản với ngân hàng BIDV Phú Tài không thông qua HĐQT.
Các cổ đông cho rằng, theo Luật Doanh nghiệp, hợp đồng thế chấp này phải được thông qua và có quyết định của HĐQT về phương án thế chấp rồi mới cho giám đốc công ty đứng ra ký kết các hợp đồng vay vốn và thế chấp tài sản trên.
Đặc biệt, trong 2 hợp đồng này, đại diện Ngân hàng BIDV Phú Tài do ông Từ Khắc Tuấn ký hợp đồng nói trên cũng không ghi nhận có ủy quyền hay quyết định giao việc hợp pháp từ Giám đốc BIDV Phú Tài. Ngoài ra, ông Phạm Hồng Thanh còn tự ý ký các hợp đồng tín dụng vượt qua thẩm quyền quy định theo Luật Doanh nghiệp mà không thông qua HĐQT.
Công an tỉnh Bình Định đang làm rõ các tố cáo sai phạm của Contrexim Bình Định tại công trình thủy điện Buôn Kốp |
Bên cạnh đó, cũng trong giai đoạn 2006 – 2010, khi ông Phạm Hồng Thanh khi còn là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Constrexim Bình Định đã chỉ đạo thi công tăng vượt định mức so với thỏa thuận đã ký với chủ đầu tư – Công ty CP Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai.
Điều này dẫn đến việc chủ đầu tư đến thời điểm này vẫn chưa xác nhận công nợ khoản phải thu 12 tỷ đồng trong báo cáo giữa ông Thanh và ban lãnh đạo nhiệm kỳ mới.
Chưa hết, nghiên cứu kỹ biên bản chi tiết giữa ông Phạm Hồng Thanh khi bàn giao cho giám đốc mới, các cổ đông mới tá hỏa bởi hàng loạt quyết định cho tạm ứng tùy tiện của ông Thanh gây công nợ khó đòi.
Trong đó, chi tiết có đến 48 đối tượng với 19,6 tỷ đồng. Điển hình là trường hợp Xí nghiệp xây lắp số 1 dư tạm ứng 2,248 tỷ dẫn đến hạch toán lỗ số tiền này. Đáng chú ý hơn, công trình thủy điện Buôn Kuôp báo lỗ 813 triệu lại chính do ông Thái Văn Thi, chủ tịch HĐQT hiện tại là chỉ huy trưởng khi đó.
Báo cáo tài chính năm 2009 trình đại hội đồng cổ đông doanh thu được ghi nhận là 174 tỷ đồng và giá vốn hàng bán là 155,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2009 doanh thu chỉ được ghi nhận là 136,5 tỷ đồng và giá vốn hàng bán là 199,1 tỷ đồng. Như vậy, sau khi kiểm toán lợi nhuận sau thuế từ lãi 4,5 tỷ đồng thành lỗ 76,6 tỷ đồng.
Lãnh đạo Contrexim bị tố là "vừa đá bóng, vừa thổi còi”
Năm 2010, ông Thái Văn Thi được bầu làm Chủ tịch HĐQT Contrexim Bình Định. Theo tố cáo của cổ đông, ngay sau khi trở thành Chủ tịch HĐQT, ông Thái Văn Thi không cần thông qua HĐQT tự bổ nhiệm mình là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm đại diện pháp luật công ty TNHH MTV Bê tông và Xây lắp Phú Tài. Cần chú ý đây là công ty con có 100% vốn thuộc sở hữu của Constrexim Bình Định. Đồng thời ông cho phép công ty này được ký kết các hợp đồng vay vốn ngân hàng với hạn mức 15 tỷ đồng.
Có lẽ đây là trường hợp duy nhất ở Việt Nam khi ông Thi vừa là cấp trên của Giám đốc Constrexim Bình Định lại vừa là cấp dưới của Giám đốc. Bởi Công ty Bê tông và xây lắp Phú Tài là đơn vị chủ lực của Constrexim Bình Định. Khi có yêu cầu của Ngân hàng BIDV Phú Tài về việc thẩm quyền của ông Thi trong các hợp đồng trước đây, ông Thi mới xin ý kiến HĐQT thông qua việc bổ nhiệm nói trên.
Vì sao cổ đông nổi đóa với Chủ tịch HĐQT?
Việc đứng ra tổ chức họp HĐQT không đúng Luật Doanh nghiệp, tổ chức bán tài sản 332 Nguyễn Thái Học – Quy Nhơn – Bình Định khi có sự phản đối của một số thành viên HĐQT của ông Thi trong năm 2011 đã khiến các cổ đông bất bình.
Đặc biệt, hơn 100 cổ đông tại Constrexim Bình Định đã rất bức xúc phản ánh với cơ quan điều tra ngay khi Ngân hàng BIDV Phú Tài tổ chức niêm phong, cưỡng chế tài sản tại kho 83 Trần Hưng Đạo – Quy Nhơn – Bình Định.
Nguyên nhân là ngân hàng xiết nợ rồi đấu giá tài sản này với giá trị 2,058 tỷ đồng trong khi tài sản này đã từng được một đơn vị xin mua với giá 9 tỷ đồng. Đây là vấn đề mà cổ đông đề nghị cơ quan điều tra làm rõ số tiền chênh lệch khoảng 7 tỷ đồng.
Hữu Tuấn
-
Khởi tố nhiều cán bộ Sở Y tế Hà Nội -
Công an TP.HCM khám phá 63 vụ, bắt 118 đối tượng trong dịp Tết Nguyên đán 2025 -
Quảng Nam: Kiến nghị chấm dứt 3 dự án thuộc các cụm công nghiệp huyện Đại Lộc -
An ninh, trật tự trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Cảnh báo lừa đảo "tri ân, lì xì online" dịp Tết Nguyên đán 2025 -
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện, ngày lễ lớn -
Công an tỉnh Bắc Ninh phá đường dây lừa đảo có hơn 13.000 bị hại
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/2 -
2 Đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ trình Chính phủ trong tháng 2/2025 có gì mới? -
3 Quốc hội sẽ không quản lý danh mục dự án đầu tư công -
4 Chi tiết cơ cấu tổ chức của Chính phủ sắp trình Quốc hội quyết định -
5 Bộ Xây dựng: Chung cư cũ và mới đua nhau tăng giá, có nơi tăng 50% sau một năm
- Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
- Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long