
-
Thủ tướng: Bộ Công thương tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách của Mỹ
-
Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha sắp thăm chính thức Việt Nam
-
Chưa xem xét điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu năm 2025
-
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan
-
Việt Nam nên đề xuất đàm phán song phương khẩn cấp theo Hiệp định TIFA -
Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
![]() |
Trong thời gian qua, bộ phận trung lưu có thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán cao hơn đã tăng lên đáng kể |
Theo đó, TMBL 8 tháng qua có một số điểm nhấn.
Thứ nhất, nếu loại trừ yếu tố giá thì TMBL 8 tháng đầu năm nay đã tăng 9,1%, cao hơn tốc độ tăng 7,8% của cùng kỳ năm trước và cao nhất so với tốc độ tăng của cùng kỳ trong 4 năm trước đó. Như vậy, tốc độ tăng của TMBL đã cao trở lại.
Thứ hai, đà cao lên của tốc độ tăng TMBL trong 8 tháng đầu năm nay, cộng với các yếu tố tác động tới đây, là tín hiệu khả quan để cả năm tốc độ tăng TMBL (đã loại giá) có thể cán mốc 10% - gấp rưỡi tốc độ của thời kỳ 2011-2014.
Thứ ba, ngành bán lẻ hàng hoá (thương nghiệp thuần túy) quyết định tốc độ tăng chung do tăng cao nhất và do chiếm tỷ trọng cao nhất trong TMBL (76%). Điều đó là phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của dân cư còn thấp. Ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống ngoài gia đình đã chiếm tỷ trọng 11,7%, dù cao hơn trước đây nhưng tăng với tốc độ thấp (7%), do có một bộ phận dân cư còn tự sản tự tiêu. Ngành dịch vụ khác chiếm tỷ trọng khá hơn (11,4%) và tăng với tốc độ khá (9,7%), do trong dân cư, bộ phận trung lưu có thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán cao hơn đã tăng lên. Đây là xu hướng chung của những nước chuyển từ thu nhập thấp sang thu nhập cao hơn, cùng những khu đô thị mới xuất hiện hoặc được mở rộng cùng với việc các ngành dịch vụ có tốc độ tăng và có tỷ trọng trong GDP cao hơn các con số tương ứng của các ngành sản xuất.
Du lịch vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong GDP (0,8%) và còn bị giảm so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tính chung 8 tháng đầu năm nay giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước và chi tiêu bình quân 1 lượt khách cũng đã thấp xuống sẽ khiến tổng chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2015 khó đạt được mức 7,33 tỷ USD của năm 2014.
Thứ tư, hệ số tốc độ tăng TMBL/GDP đã cao lên qua các năm. Theo loại hình kinh tế, cơ cấu TMBL tiếp tục có sự chuyển dịch cũng là điểm nhấn. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất (85,6%) và tăng khá. Lợi thế chủ yếu do địa bàn hoạt động của loại hình này khá rộng lớn, từ thành thị tới nông thôn, với các điểm bán hàng trải rộng ở các chợ nông thôn, cửa hàng nhỏ lẻ, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các siêu thị, cửa hàng tiện lợi của khu vực tư nhân, với đối tượng rộng lớn là nông dân, dân nghèo thành thị. Khu vực nhà nước chiếm 11,1% TMBL, cao hơn một kỳ tháng trước và tăng cao nhất (14,1%), do trong dịp Tết Nguyên đán một số đô thị lớn đã đẩy mạnh việc bán hàng can thiệp.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tuy còn chiếm tỷ trọng thấp trong TMBL (3,3%), nhưng có tốc độ khá cao sẽ có xu hướng tiếp tục tăng cao hơn trong thời gian tới, khi Việt Nam thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Thứ năm, các yếu tố khiến TMBL tăng cũng là một điểm nhấn. TMBL tăng do tổng tiêu dùng cuối cùng tăng và do tỷ lệ tiêu dùng thông qua việc mua bán trên thị trường tăng. Tốc độ tăng tiêu dùng cuối cùng 6 tháng đầu năm lên đến 8,7%, đóng góp tới 7,74 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng GDP- chiếm 77,5% tổng đóng góp của tích luỹ và tiêu dùng cuối cùng. Cùng với tốc độ tăng tổng tiêu dùng cuối cùng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP, thì tỷ lệ tiêu dùng thông qua việc mua bán trên thị trường lớn và tăng lên, tính tự cấp tự túc giảm đi.
Việc tăng lên của TMBL góp phần tăng tiêu thụ và thông qua đó góp phần tăng trưởng sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, TMBL sẽ làm tăng tính thị trường, giảm tính tự cung, tự cấp của người tiêu dùng. Đây là điểm nhấn rất quan trọng.
Tuy TMBL tăng cao trở lại với tốc độ khá, nhưng do quy mô tiêu dùng đang trong quá trình phát triển, nên tổng cầu vẫn còn yếu. Đó sẽ là yếu tố tác động tiêu cực đối với sản xuất, kinh doanh. Điều đó có thể giải thích tại sao trong 22 tháng qua, CPI giảm và 8 tháng đầu năm nay tăng thấp. Do vậy, ngoài việc đẩy mạnh đầu tư, tăng xuất khẩu, cần tăng thu nhập có khả năng thanh toán để tăng tiêu thụ trong nước, nhằm tăng tổng cầu, góp phần thực hiện mục tiêu phục hồi tăng trưởng kinh tế. Cũng cần lưu ý đã xảy ra trong điều kiện thế giới đang đứng trước nguy cơ giảm phát, chỉ số giá nhập khẩu giảm tương đối sâu từ vài năm nay.

-
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan -
Việt Nam nên đề xuất đàm phán song phương khẩn cấp theo Hiệp định TIFA -
Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy -
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump -
Hà Nội ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội, tối đa 198.000 đồng/m2 sàn -
Phải xử lý dứt điểm các bất cập của hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông trong tháng 4/2025 -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort