Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 23 tháng 12 năm 2024,
Diễn biến các cổ phiếu cần quan tâm tuần qua: VPB giảm hơn 10% trong tuần
 
Thị trường hồi phục nhẹ tuần thứ hai liên tiếp và thanh khoản duy trì trên mức trung bình 20 tuần. VN-Index tăng 2,13 điểm (+0,2%) lên 935,52 điểm; HNX-Index giảm 1,92 điểm (-1,8%) xuống 105,7 điểm. Việc dòng tiền chảy mạnh vào nhóm penny, thì các bluechip được các công ty chứng khoán khuyến nghị tuần này chủ yếu tăng/giảm nhẹ, nhưng điểm sáng có GEX và giảm sâu bất ngờ là VPB.

BSC: Bên bán cổ phiếu VPB bắt đầu yếu dần

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: Điều chỉnh giá và khả năng đi lên

- Chỉ báo xu hướng MACD: Dưới mức 0

- Chỉ báo RSI: Trung tính

- Khối lượng giao dịch tăng 67% so với trung bình 20 phiên giao dịch

Nhận định: Xuất hiện hammer trong phiên 20/7, với khối lượng giao dịch tăng mạnh cho thấy bên bán bắt đầu yếu dần.

Nếu phiên tiếp theo có giá đóng cửa trên phiên 20/7, có thể xác nhận những phiên tiếp theo khả năng sẽ vượt MA200 và chạy được tới mức kháng cự bên trên là 33.500 đồng.

Trong tuần này, cổ phiếu VPB có 4 phiên liên tiếp từ đầu tuần đều mất điểm (-6,8%; -2,5%; -1,9%; -0,4%), và chỉ kịp hồi phục nhẹ 0,8% trong phiên cuối tuần.

Thanh khoản khớp lệnh phiên thấp nhất có hơn 2,6 triệu đơn vị, phiên cao nhất hơn 8,4 triệu đơn vị.

Chốt tuần, VPB giảm từ 29.500 đồng xuống 26.400 đồng/cổ phiếu, tương đương -10,5%.

MBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu TNG

Chúng tôi khuyến nghị Mua đối với cổ phiếu TNG của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG, với giá mục tiêu 15.200 đồng/cổ phiếu, tiềm năng tăng giá ngày 39% so với ngày 18/7/2018.

TNG vẫn đang trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất để đón đầu các hiệp định tự do thương mại. Lượng đơn đặt hàng mới khả quan từ các khách hàng lớn có thương hiệu chuyển từ Trung Quốc sang.

Việc tập trung cho các khách hàng lớn giúp công ty cải thiện biên lợi nhuận gộp cũng như biên lơi nhuận ròng do thay thế cho đơn hàng CMT thông thường.

Bên cạnh đó, TNG có định hướng khẳng định vị thế tại thị trường thống chuỗi cửa hàng TNG Fashion Store giới thiệu và bán các sản phẩm thương hiệu TNG sẽ giúp công ty có dòng tiền ổn định, cân đối nguồn vốn lưu động trong dài hạn vốn là bài toán mà công đang gặp phải hiện nay

Trong tuần này, cổ phiếu TNG có tới 3 phiên đứng tham chiếu, 1 phiên giảm (-3,4%) và phiên cuối tuần tăng (0,9%).

Thanh khoản khớp lệnh từ hơn 100.000 đến 280.000 đơn vị/phiên.

Chốt tuần, TNG giảm nhẹ từ 11.700 đồng xuống 11.400 đồng/cổ phiếu, tương đương -2,56%.

PHS khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu PPC

Sử dụng phưng pháp chiết khấu dòng tiền FCFF, chúng tôi xác định giá trị hợp lý của PPC là 21.136 đồng/cổ phiếu, tương ứng với P/E forward 2018 dự phóng là 7,5x lần, mức P/E vẫn khá hấp dẫn đối với một doanh nghiệp nhiệt điện chịu khá ít rủi ro.

Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị : Mua đối với cổ phiếu PPC. Ngoài ra với suất cổ tức hấp dẫn với một doanh nghiệp không còn chịu nhiều rủi ro trong giai đoạn tới, PPC cũng là cổ phiếu hấp dẫn đối với nhà đầu tư yêu thích cổ tức.

Rủi ro: Ảnh hưởng tiêu cực tới từ tình hình thời tiết có thể gây áp lực lên khả năng hoạt động của PPC.

Rủi ro tới từ thị trường điện mới sẽ đi vào vận hành từ năm 2019. Rủi ro tới từ giá nguyên liệu là than.

Trong tuần này, cổ phiếu PPC có 3 phiên giảm liên tiếp từ đầu tuần (-1,1%; -1,1%; -2,7%), sau đó phục hồi trong 2 phiên còn lại (1,9%; 2,7%).

Thanh khoản trung bình từ hơn 160.000 đến 430.000 đơn vị/phiên.

Chốt tuần này, cổ phiếu PPC tăng nhẹ từ 18.700 đồng lên 18.850 đồng/cổ phiếu, tương đương +0,8%.

PHS khuyến nghị GIỮ cổ phiếu MSN

Tính chung 6 tháng đầu năm nay, Masan ước tính doanh thu hợp nhất của tập đoàn đạt 17.728 tỷ đồng (-2%YoY) trong đó doanh thu quý II/2018 ước tính tương đương với cùng kỳ năm ngoái ở mức 9.454 tỷ đồng.

EBITDA tập đoàn đạt 5.058 tỷ đồng (+36%YoY), tương ứng tăng lợi nhuận thuần lên 1.495 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần cùng kỳ.

Bằng phương pháp SOTP (Sum-of-the-part) đối với giá trị vốn chủ sở hữu đóng góp vào tập đoàn của các công ty con bao gồm MCH, MNS và MSR và công ty liên kết Techcombank, chúng tôi dự báo giá trị hợp lý cho mỗi cổ phần của MSN sẽ vào khoảng 80.807 đồng/ cổ phiếu, từ đó chúng tôi khuyến nghị GIỮ cho cổ phiếu này.

Trong tuần này, cổ phiếu MSN có 2 phiên đứng tham chiếu và 3 phiên tăng đan xen (1,8%; 0,6%; 0,4%).

Thanh khoản khớp lệnh từ hơn 420.000 đến 1,1 triệu đơn vị/phiên.

Chốt tuần, MSN tăng từ 79.100 đồng lên 81.300 đồng, tương đương +2,78%.

VCSC duy trì khuyến nghị MUA dành cho cổ phiếu FPT

CTCP FPT (FPT) đã công bố LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1,1 nghìn tỷ đồng, nhờ tăng trưởng mạnh mẽ của các mảng kinh doanh cốt lõi, bao gồm Xuất khẩu Phần mềm, Viễn thông và Giáo dục.

Chúng tôi có khả năng cao sẽ nâng dự báo cho năm 2018, đến từ:

(1) thương vụ thâu tóm Intellinet gần đây của FPT, sẽ thúc đẩy lợi nhuận của mảng Xuất khẩu Phần mềm/

(2) quyết định gần đây được chính phủ phê duyệt về việc giảm mức đóng góp cho Quỹ Viễn thông Công ích Việt Nam (VTF) từ 1,5% trước đây còn 0,7% doanh thu băng thông rộng.

Theo ước tính của chúng tôi, các công ty liên kết, FPT Trading và FPT Retail đều ghi nhận tăng trưởng LNTT mạnh mẽ, lần lượt 35% và 30% trong 6 tháng đầu năm 2018.

FPT hiện đang giao dịch với PEG 3 năm hấp dẫn chỉ 0,7 lần, trong khi lợi suất cổ tức cao ở mức 4,8%. Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA.

Trong tuần này, cổ phiếu FPT giao dịch tích cực khi tăng cả 5 phiên (1%; 0,5%; 0,5%; 0,4%; 1,8%). Thanh khoản khớp lệnh duy trì trung bình trên 1,1 triệu đơn vị/phiên.

Chốt tuần, FPT tăng từ 41.600 đồng lên 43.300 đồng/cổ phiếu, tương đương +4,08%.

BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với VGC

Việc thoái vốn trong năm nay không như dự kiến đã làm giảm kỳ vọng của nhà đầu tư, nhờ vậy giá cổ phiếu đã giảm khá mạnh (-23%) về vùng giá an toàn và hấp dẫn hơn.

Chúng tôi vẫn duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với giá mục tiêu điều chỉnh là 24.370 đồng/cổ phiếu đối với VGC.

Tuy nhiên cơ hội đầu tư phù hợp cho mục tiêu dài hạn hơn, đối với nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục theo dõi để lựa chọn thời điểm đầu tư phù hợp.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật tình hình kinh doanh và kế hoạch thoái vốn của Nhà nước khi có sự thay đổi trong những báo cáo tới

Trong tuần này, cổ phiếu VGC chỉ có 1 phiên giảm (-4,9%), 1 phiên đứng tham chiếu và 3 phiên tăng (2,2%; 0,5%; 1,1%). Thanh khoản khớp lệnh từ hơn 700.000 đến 2,2 triệu đơn vị/phiên.

Chốt tuần, VGC giảm nhẹ từ 18.000 đồng xuống 17.800 đồng/cổ phiếu.

BSC: Có thể lực bán từ vùng đáy đang yếu dần ở cổ phiếu MBB

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: Điều chỉnh giá

- Chỉ báo xu hướng MACD: Dưới mức 0

- Chỉ báo RSI: Trung tính

- Khối lượng giao dịch tăng 14% so với trung bình 20 phiên giao dịch

Nhận định: Sau phiên giảm điểm hôm nay nhưng MBB vẫn giữ ở mức giá ổn định, có thể lực bán từ vùng đáy đang yếu dần.

MBB vẫn đang kiểm tra đường MA200 và có thể có xu hướng đi lên nếu vượt qua được ngưỡng MA200.

Nhà đầu tư có thể xem xét mở vị thế ở trên MA200 ở mức 23.500 đồng. Nếu MBB không đâm thủng được MA200, nhà đầu tư nên chờ đến khi xu hướng được xác định.

Trong tuần này, cổ phiếu MBB giảm 3 phiên liên tiếp từ đầu tuần (-1,9%; -1,1%; -2,7%), sau đó phục hồi trở lại 22 phiên còn lại (2,3%; 2,2%).

Thanh khoản khớp lệnh từ hơn 4 triệu đến 7 triệu đơn vị/phiên.

Chốt tuần, MBB giảm nhẹ từ 23.300 đồng xuống 23.000 đồng/cổ phiếu, tương đương -1,28%.

VCSC khuyến nghị MUA cổ phiếu VEA

Chúng tôi công bố báo cáo lần đầu dành cho Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) với khuyến nghị MUA.

Giá cổ phiếu dường như hấp dẫn với PEG 3 năm là 0,7. Mức lợi suất cổ tức hấp dẫn năm 2018 của VEAM là 12,4% dự báo sẽ được duy trì.

VEA mở ra cơ hội đầu tư vào thị trường ô-tô đang bùng nổ và thị trường xe máy rộng lớn của Việt Nam với cổ phần tại Honda, Toyota và Ford Vietnam khoảng 20%-30%. Thị phần các công ty này tổng cộng 40% về xe du lịch và 70% về xe máy.

Giá mục tiêu của chúng tôi được tính trên cơ sở

(1) trung vị PER của các công ty sản xuất xe máy khác tại Châu Á là 9,3 lần.

(2) trung vị của các công ty ô-tô tại các thị trường mới nổi Châu Á là 10,1 lần.

(3) Chiết khấu giá trị tài sản ròng 30% do VEA không kiểm soát được các công ty liên kết trong ngành ô-tô và giá trị bị ảnh hưởng do lĩnh vực cốt lõi thua lỗ.

Chúng tôi dự báo EPS 2017-2020 đạt tăng trưởng kép hàng năm 9%, chủ yếu nhờ lợi nhuận từ ô-tô đạt tăng trưởng kép hàng năm 16% trong khi lợi nhuận từ xe máy đạt tăng trưởng kép hàng năm 4,4%.

Yếu tố hỗ trợ: (1) Toàn ngành đạt tăng trưởng cao hơn so với dự kiến; (2) Thị phần của các công ty liên kết của VEA cao hơn so với dự báo; và (3) thoái vốn khỏi các lĩnh vực cũ thiếu hiệu quả.

Rủi ro: (1) Vingroup đang tích cực thâm nhập thị trường ô-tô và (2) Các lĩnh vực cũ của VEA thua lỗ mạnh hơn so với dự báo.

Trong tuần này, cổ phiếu VEA có 2 phiên tăng (1,8%; 0,9%) và 3 phiên giảm đan xen (-0,4%; -0,9%; -1,3%). Thanh khoản khớp lệnh phiên thấp nhất có 78.000 đơn vị, phiên cao nhất hơn 320.000 đơn vị.

Chốt tuần, VEA tăng nhẹ từ 22.500 đồng lên 22.600 đồng/cổ phiếu.

VCSC khuyến nghị MUA cổ phiếu PNJ

Chúng tôi đưa ra báo cáo cập nhật dành cho CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) với khuyến nghị MUA. Giá cổ phiếu rất hấp dẫn với PEG 3 năm là 0,8.

Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 13% chủ yếu do WACC tăng 1,5 điểm % và các chỉ số giao dịch của các công ty cùng ngành thấp hơn.

LNST 6 tháng đầu năm tăng mạnh 37% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ mảng bán lẻ có biên lợi nhuận cao.

Doanh thu từ bán lẻ trong 6 tháng đầu năm tăng mạnh 44% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ doanh thu từ các cửa hàng hiện hữu tăng 23%, mở thêm 30 cửa hàng trang sức vàng và đóng góp từ các cửa hàng đã mở năm 2017. Các kết quả này đều phù hợp với dự báo của chúng tôi.

Yếu tố hỗ trợ: mở rộng thành công vào mảng phụ kiện trang sức như đồng hồ đeo tay, doanh thu từ các cửa hàng hiện hữu tăng mạnh hơn so với dự báo và tiếp tục mở rộng chuỗi cửa hàng.

Rủi ro: có thêm tin tức liên quan đến Ngân hàng Đông Á sẽ ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư.

Trong tuần này, cổ phiếu PNJ có 2 phiên tăng vào ngày đầu tuần và cuối tuần (0,9%; 3,9%) và 3 phiên còn lại giảm (-3%; -1,2%; -2,2%).

Thanh khoản khớp lệnh từ hơn 350.000 đến nửa triệu đơn vị/phiên.

Chốt tuần, PNJ giảm nhẹ từ 95.100 đồng xuống 93.500 đồng/cổ phiếu, tương đương -1,68%

VCSC giữ khuyến nghị MUA dành cho FRT

CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) công bố KQLN 6 tháng đầu năm 2018, với doanh thu và LNST đạt lần lượt 7,5 nghìn tỷ đồng và 147 tỷ đồng, tăng trưởng 18% và 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kết quả ấn tượng trên là nhờ tăng trưởng doanh thu các cửa hàng hiện hữu ở mức cao, mở thêm các cửa hàng mới và đóng góp của các cửa hàng đã mở năm 2017.

Tuy trong 6 tháng đầu năm, FRT chỉ mới hoàn tất 38% dự báo LNST 2018 chúng tôi nhưng lợi nhuận thường tăng tốc trong 6 tháng cuối năm, đặc biệt là Quý 4, nhờ các khoản hỗ trợ từ nhà sản xuất.

Nhìn chung, KQLN 6 tháng đầu năm của FRT phù hợp với dự báo. Chúng tôi giữ khuyến nghị MUA dành cho FRT.

Các chương trình bán hàng mới, F.Friends và trợ giá nhà mạng giúp hỗ trợ tăng trưởng doanh thu các cửa hàng hiện hữu.

Tốc độ mở cửa hàng nhanh hơn dự phóng nhưng doanh số bán hàng online thấp hơn dự báo của chúng tôi.

Trong tuần này, cổ phiếu FRT chỉ có 1 phiên tăng (0,7%), 2 phiên đứng tham chiếu và 2 phiên giảm (-0,7%; -0,1%). Thanh khoản thấp, có phiên chỉ hơn 5.000 đơn vị khớp lệnh.

Chốt tuần, FRT giảm nhẹ không đáng kể từ 74.000 đồng xuống 73.900 đồng/cổ phiếu.

BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với TCM

Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị OUTPERFORM đối với TCM ở mức giá mục tiêu 25.000 đồng/cổ phiếu dựa trên những điểm nhấn chính như sau:

(i) xuất khẩu Dệt may nói chung đang có nhiều tín hiệu khả quan.

(ii) mức P/E forward 2018 5,3 lần là rất rẻ đối với một công ty Dệt may với chuỗi giá trị hoàn chỉnh như TCM.

(iii) Ban lãnh đạo ngày càng quan tâm đến giá cổ phiếu và kỳ vọng sẽ có những thay đổi chỉnh sách cổ tức phù hợp với kỳ vọng của nhà đầu tư.

(iv) ở thời điểm thị trường biến động mạnh, đặc biệt ở các cổ phiếu largecap vì tình hình bất ổn của chính trị kinh tế thế giới thì cổ phiếu mid-cap như TCM có thể là sự lựa chọn an toàn hơn.

Trong tuần này, cổ phiếu TCM có 1 phiên giảm (-2,8%), 1 phiên đứng tham chiếu cuối tuần và 3 phiên tăng (3,8%; 2,4%; 0,5%). Thanh khoản từ 170.000 đến nửa triệu đơn vị/phiên.

Chốt tuần, TCM tăng từ 18.200 đồng lên 18.900 đồng/cổ phiếu, tương đương +3,84%.

BSC: Nhiều khả năng PVS sẽ chạm đến ngưỡng kháng cự 18.300 đồng

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: Hướng lên ngắn hạn và kiểm tra ngưỡng kháng cự ở 18.300 đồng.

- Chỉ báo xu hướng MACD: Dưới mức 0.

- Chỉ báo RSI: Trung tính.

- Khối lượng giao dịch tăng 68% so với trung bình 20 phiên giao dịch.

Nhận định: Sau vài phiên điều chỉnh, lượng mua vào PVS tăng lên đáng kể trong phiên giao dịch hôm nay với khối lượng tăng mạnh.

Nhiều khả năng PVS sẽ chạm đến ngưỡng kháng cự ở 18.300 đồng và nếu đâm thủng mức đó, nhà đầu tư nên mở vị thế bên trên 18.300 đồng.

Nếu PVS điều chỉnh sau khi gặp kháng cự, cơ hội tiếp tục tăng lên sau đó khá cao.

Trong tuần này, cổ phiếu PVS có 2 phiên đứng tham chiếu, 2 phiên giảm (-1,1%; -3,4%), và chỉ 1 phiên tăng (4,8%).

Thanh khoản khớp lệnh luôn nằm trong top đầu trên HNX, cao nhất có hơn 11 triệu đơn vị, thấp nhất có 4 triệu đơn vị.

Chốt tuần, PVS không đổi tại mức 16.800 đồng/cổ phiếu.

VCSC khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho VNM

Theo nghị quyết của HĐQT CTCP Sữa Việt Nam (VNM), VNM sẽ thâu tóm 51% cổ phần tại Công ty Lao-Jagro Development XiengKhouang Co Ltd (Lao-Largo) để phát triển trang trại bò sữa. Khoản đầu tư này sẽ giúp củng cố nguồn cung sữa tươi cho sản xuất của VNM.

Theo VNM, tổng giá trị dự án sẽ ở mức 38,7 triệu USD. Tại buổi gặp gỡ NĐT trước đây, VNM đã từng tiết lộ kế hoạch phát triển trang trại bò sữa tại Lào với tổng công suất 20.000 con bò, bao gồm 4.000 con bò organic.

Theo công ty, thời tiết tại XiengKhouang rất lý tưởng để nuôi bò trong khi chi phí đất tại Lào là khá thấp.

Điều này đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất tại Lào có thể sẽ thấp hơn so với các trang trại bò của VNM hiện tại ở Việt Nam.

Chúng tôi được biết cổ đông còn lại của Laos-Largo là một chuyên gia về nông nghiệp của Nhật Bản, cũng đang tư vấn cho một số trang trại nuôi bò sữa của VNM.

Để hoàn thành giao dịch này, VNM sẽ cần tiến hành nộp hồ sơ xin phép đầu tư nước ngoài tại Lào, quy trình có thể kéo dài đến 6 tháng.

Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho VNM, với giá mục tiêu 180.000 đồng, tương ứng với tổng mức sinh lời 9,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,4%.

Trong tuần này, cổ phiếu VNM chia đôi ngả, khi có 2 phiên tăng (0,3%; 0,9%), cùng 2 phiên giảm (-0,1%; -1,6%) và 1 phiên đứng tham chiếu.

Thanh khoản khớp lệnh trung bình từ gần 300.000 đến 560.000 đơn vị/phiên

Chốt tuần, VNM giảm nhẹ từ 169.500 đồng xuống 168.800 đồng/cổ phiếu, tương đương -0,41%,

ACBS khuyến nghị MUA cổ phiếu SCS

Chúng tôi duy trì định giá cho cổ phiếu SCS với mức giá mục tiêu 2019 là 193.500 đ/cp (+18,0% TSR) và tiếp tục khuyến nghị MUA cổ phiếu SCS.

Giá mục tiêu của chúng tôi tương đương với 21,9 lần mức EPS năm 2019 là 8.840 đồng (+17,6% n/n).

Cổ phiếu SCS hiện đang giao dịch ở mức 22,0x EPS năm 2018 là 7.518 đồng (+15,6% n/n), thấp hơn 2,2% so với trung bình các doanh nghiệp cùng ngành là 24,7x.

Khả năng hấp thụ toàn bộ tăng trưởng lưu lượng hàng hóa tại TP.HCM có thể lý giải cho mức chiết khấu thấp này so với các hãng vận tải hàng không, dịch vụ hậu cần và dịch vụ sân bay khác trong khu vực châu Á Thái BÌnh Dương.

Trong tuần này, cổ phiếu SCS chỉ có 3 phiên giao dịch từ ngày 23/7 đến 25/7 do chuyển sang niêm yết tại HOSE.

Trong 3 phiên, SCS tăng 2 phiên (0,9%; 1,1%), và phiên đầu tuần đứng tham chiếu. thanh khoản khá thấp, chỉ vài nghìn đơn vị/phiên.

BSC: GEX cần thêm thời gian tích lũy tại vùng giá 33.000-34.000 đồng

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: Hồi phục ngắn hạn

- Chỉ báo xu hướng MACD: Dưới mức 0

- Chỉ báo RSI: Phân kỳ dương

- Khối lượng giao dịch tăng 380% so với trung bình 20 phiên giao dịch

Nhận định: GEX đã hồi phục từ giá 30.000 đồng/cổ phiếu tại thời điểm đầu tháng 7. Mặc dù phiên hôm nay có khối lượng tăng mạnh nhưng bóng nên dài thể hiện lực bán mạnh tại cổ phiếu này.

Ngoài ra còn lực cản mạnh của được xu hướng từ tháng 11/2017 đến nay. GEX cần thêm thời gian tích lũy tại vùng giá 33.000-34.000 đồng trước khi bứt phá lên kênh giá trên.

Trong tuần này, cổ phiếu GEX có phiên đứng tham chiếu đầu tuần, sau đó đã tăng trong cả 4 phiên còn lại (0,9%; 2,8%; 3,3%; 1,2%).

Thanh khoản vọt lên hẳn so với tuần trước, khi có từ 1 đến hơn 2,4 triệu đơn vị khớp lệnh/phiên.

Chốt tuần, GEX tăng từ 31.700 đồng lên 34.400 đồng/cổ phiếu, tương đương +8,51%.

MBS nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA đối với DGW

Doanh thu quý “vượt đỉnh cũ” với doanh thu thuần khoảng 1.376 tỷ đồng trong quý II/2018, tăng 74% so với cùng kỳ, trong đó ngành hàng điện thoại di đọng đóng góp lớn nhất.

Tuy nhiên do chi phí hoạt động trong kỳ tăng mạnh khiến lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 11%.

Chúng tôi nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA đối với cổ phiếu DGW của CTCP Thế giới số với giá mục tiêu 29.900 đồng/cổ phiếu, tăng 28% so với mức giá 23.300 đồng ngày 23/7/2018.

Trong tuần này, cổ phiếu DGW có 3 phiên liên tiếp giảm từ đầu tuần (-2,5%; -0,2%; -1,5%), và đứng tham chiếu trong cả 2 phiên còn lại.

Thanh khoản khớp lệnh duy trì từ hơn 120.000 đến 350.000 đơn vị/phiên.

Chốt tuần, DGW giảm từ 23.900 đồng xuống 22.900 đồng/cổ phiếu, tương đương -4,18%.

VCSC: Giá mục tiêu 165.000 đồng/cổ phiếu dành cho CTD

CTD trả cổ tức bằng tiền mặt 5.000 đồng/cổ phiếu cho năm 2017, lợi suất cổ tức 3,4%. Ngày chốt danh sách cổ đông cho đợt cổ tức bằng tiền mặt nói trên của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) là 14/08/2018, và ngày trả cổ tức là 24/08/2018.

Đây là toàn bộ cổ tức cho năm 2017, lợi suất cổ tức 3,4% theo giá đóng cửa phiên 24/7

Động thái này phù hợp với kế hoạch đã được ĐHCĐ năm nay thông qua. Chúng tôi hiện đưa ra giá mục tiêu 165.000 đồng/cổ phiếu dành cho CTD, tỷ lệ tăng 13,8% theo giá đóng cửa phiên phiên 24/7. Cổ phiếu hiện đang giao dịch tại P/E 2018 là 7,8 lần. (báo cáo ngày 24/7)

Trong tuần này, cổ phiếu CTD có 2 phiên tăng (1,7%; 1,3%) và 3 phiên giảm đan xen (-2,6%; -1,4%; -1,6%).

Thanh khoản khớp lệnh phiên cao nhất có hơn 126.000 đơn vị, phiên thấp nhất hơn 60.000 đơn vị.

Chốt tuần, CTD giảm từ 151.000 đồng xuống 147.000 đồng/cổ phiếu, tương đương -2,65%.

VCSC khuyến nghị MUA cổ phiếu PPC

Chúng tôi công bố báo cáo lần đầu dành cho CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) với khuyến nghị MUA.

Vị trí lý tưởng, lượng tiền mặt dồi dào giúp duy trì mức cổ tức hấp dẫn, đồng thời vẫn đảm bảo nguồn tài lực đầu tư 250 triệu USD cho dự án nâng cấp & môi trường, cũng như lợi nhuận gia tăng từ CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (HND) và CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP), đảm bảo cho triển vọng tươi sáng cho một công ty rất ít rủi ro.

LNST cốt lõi 2018 dự kiến đi ngang do tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm và giá CGM (giá thị trường điện) phục hồi bù đắp cho thu nhập tiền gữi thấp hơn và mức thuế TNDN cao hơn, trong khi LNST báo cáo dự báo sẽ tăng 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái (YoY) nhờ hoàn nhập lỗ tỷ giá 2016 và hoàn nhập dự phòng cho khoản đầu tư tại QTP.

Chúng tôi dự phóng lợi nhuận sản xuất điện sẽ tăng 6,0%-9,1% trong giai đoạn 2019-2022 với sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng khi tình trạng thiếu hụt điện ngày càng trầm trọng, cùng với cổ tức gia tăng từ HND và QTP.

PPC hiện đang giao dịch với P/E cốt lõi 2018 là 7,2 lần và EV/EBITDA 6,7 lần, thấp hơn lần lượt 59% và 41% so với các công ty cùng ngành, trong khi mang lại lợi suất cổ tức, ROE và ROA vượt trội so với các công ty cùng ngành trong khu vực.

Trong tuần này, cổ phiếu PPC có 3 phiên giảm liên tiếp từ đầu tuần (-1,1%; -1,1%; -2,7%), sau đó phục hồi trong 2 phiên còn lại (1,9%; 2,7%).

Thanh khoản khớp lệnh trung bình từ 200.000 đến hơn 430.000 đơn vị/phiên.

Chốt tuần, PPC giảm nhẹ từ 18.900 đồng xuống 18.850 đồng/cổ phiếu.

BSC: Chờ HPG bứt phá mạnh

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: Giảm trung hạn

- Chỉ báo xu hướng MACD: Dưới mức 0

- Chỉ báo RSI: Trung tính

- Khối lượng giao dịch tăng 50% so với trung bình 20 phiên giao dịch

Nhận định: HPG đã hồi phục từ đáy tại phiên 12/7/2018 nhưng không vượt qua được đường xu hướng và tiếp tục điều chỉnh.

Những phiên gần đây do khối ngoại bán mạnh cổ phiếu này nhưng nhờ lực cầu tốt từ khối nội, HPG không bị giảm sâu và tiếp cận đường xu hướng một lần nữa.

Nhà đầu tư cần chờ HPG cần bứt phá mạnh vào phiên ngày mai để phá vỡ kênh xu hướng giảm và tích lũy đi ngang trong giai đoạn tới.

Trong tuần này, cổ phiếu HPG chỉ có 1 phiên giảm duy nhất vào ngày Thứ ba (-4,2%), còn lại 4 phiên đều tăng (0,7%; 0,3%; 2,8%; 2,2%).

Thanh khoản khớp lệnh phiên cao nhất hơn 12 triệu đơn vị, phiên thấp nhất hơn 4,8 triệu đơn vị.

Chốt tuần, HPG tăng từ 36.700 đồng lên 37.300 đồng/cổ phiếu, tương đương +1,63%.

Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm đứng đầu nhóm bị gửi nhiều khiếu nại
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã tiếp nhận và xử lý trên 1.200 khiếu nại, yêu cầu của...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư