Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 07 tháng 10 năm 2024,
Điện thoại các loại và linh kiện vẫn đứng đầu nhóm xuất khẩu chủ lực
Thế Hải - 20/07/2022 19:05
 
5 nhóm hàng xuất khẩu top đầu của cả nước đã đóng góp gần 108,4 vào tổng kim ngạch xuất khẩu 186 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2022.
5 nhóm hàng xuất khẩu trên chục tỷ USD, gồm: điện thoại, máy tính, máy móc thiết bị phụ tùng, dệt may, giày dép đóng góp 108,4 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng 2022.
5 nhóm hàng xuất khẩu trên chục tỷ USD đã đóng góp 108,4 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng 2022.

5 nhóm hàng xuất khẩu trên chục tỷ USD gồm: điện thoại và linh liện, máy tính - linh kiện; máy móc thiết bị và phụ tùng; hàng dệt may và giày dép đã đóng góp gần 108,4 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu 186 tỷ USD của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2022.

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan đã chỉ ra mức tăng trưởng lần lượt của từng ngành hàng, để làm rõ hơn vai trò quan trọng của các ngành hàng này trong bức tranh tăng trưởng xuất khẩu của toàn nền kinh tế. Theo thống kê này, 5 ngành hàng trên đã đóng góp 58,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước

Dẫn đầu là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 29,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ, đáng nói là xuất khẩu nhóm hàng này ghi nhận tăng trưởng cao tại các thị trường chủ lực, gồm: Mỹ đạt 6,61 tỷ USD, tăng 53,7%; Trung Quốc đạt trị giá 6,45 tỷ USD, tăng 16,6%; Hàn Quốc đạt 2,78 tỷ USD, tăng 29,8%... so với cùng kỳ năm trước.

Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện mang về 27,68 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó xuất sang Mỹ đạt 7,32 tỷ USD, tăng 26,9%, Trung Quốc đạt 5,89 tỷ USD, tăng 12,1%; sang thị trường EU(27) đạt 3,73 tỷ USD, tăng 18,5%; sang thị trường Hồng Kông đạt 2,88 tỷ USD, tăng 1,3%...

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 21,2 tỷ USD. Tốc độ tăng xuất khẩu sang Mỹ, EU đều rất cao, trong đó 9,49 tỷ USD là xuất sang Mỹ tăng 22,5%; EU với 2,7 tỷ USD, tăng 24%; Trung Quốc với 1,48 tỷ USD, tăng 25,9%; Hàn Quốc với 1,38 tỷ USD, tăng 26,9%... so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hàng dệt may đạt 18,53 tỷ USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 3,19 tỷ USD. Các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản đều tăng mua hàng dệt may Việt Nam, dẫn đầu là Mỹ, với 9,33 tỷ USD, tăng 22,7%; sang EU đạt 2,13 tỷ USD, tăng 37,5%; sang Nhật Bản đạt 1,67 tỷ USD, tăng 6,1%; sang Hàn Quốc đạt 1,37 tỷ USD, tăng 9,7%...

Hàng giày dép sau năm 2021 sụt giảm vì đại dịch, nửa đầu năm nay đã tăng tốc trở lại, với tổng trị giá xuất khẩu 11,8 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.Trong đó xuất sang Mỹ đạt 5,1 tỷ USD, tăng 23,2%; sang EU đạt 2,91 tỷ USD, tăng 19%.

2 thị trường có mức giảm nhập khẩu giày dép Việt Nam là Trung Quốc đạt 799 triệu USD, giảm 20,2%; sang Nhật Bản đạt 496 triệu USD, giảm 2,9%...

Đáng chú ý, cả 5 nhóm hàng chủ lực của Việt Nam đều đạt tăng trưởng 2 con số, góp phần quan trọng giúp xuất khẩu của Việt Nam đạt tăng trưởng ấn tượng trong 6 tháng qua với tổng kim ngạch đạt 186,03 tỷ USD, tăng 17,3%, tương ứng tăng 27,46 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu 336 tỷ USD của cả năm ngoái, 5 nhóm hàng này đóng góp 197,2 tỷ USD.

Sản xuất công nghiệp phục hồi, xuất khẩu tăng tốc nhờ khai thác tốt FTA
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá, kết quả xuất khẩu, phục hồi sản xuất trong nửa đầu năm là tích cực, nhưng chặng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư