
-
Tập đoàn SK đề xuất tổ hợp dự án cụm công nghiệp, năng lượng, logistics tại Ninh Thuận
-
Vietnam Airlines và Vietcombank hợp tác thu xếp vốn cho Dự án 50 máy bay thân hẹp
-
Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ
-
Đề xuất bổ sung hàng chục chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 23/4/2025 -
Biến động thuế quan: Từ lời "nhắc nhở" tới cảnh báo dành cho doanh nghiệp
![]() |
Đại diện Ban Soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận tiếp thu các ý kiến tại phiên thẩm tra. Ảnh: H.L |
Bổ sung quy định ưu tiên doanh nghiệp công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao
Để tháo gỡ kịp thời các điểm nghẽn phục vụ hoạt động phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều tại 7 luật trong lĩnh vực tài chính, đầu tư đang được gấp rút hoàn thiện. Các luật được sửa đổi gồm Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Với Luật Hải quan, Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đề xuất bổ sung quy định ưu tiên đối với doanh nghiệp công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao. Bộ Tài chính nêu rõ, hiện nay, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã có các chính sách thu hút nguồn lực đầu tư nước ngoài và trong nước, nhằm phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó chính sách tạo thuận lợi thương mại, ưu đãi thủ tục hải quan là một phần.
Các doanh nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn có đặc trưng là cần có phản ứng nhanh với thay đổi về công nghệ và nhu cầu thị trường, từ đó đòi hỏi cao về thời gian đáp ứng nguồn cung nguyên liệu, vật tư cho sản xuất, nghiên cứu, phát triển. Thời gian thông quan, thuận lợi về thủ tục hải quan là một nhân tố đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành về chế độ ưu tiên tại Luật Hải quan thì chưa có quy định điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên riêng theo yêu cầu, định hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao.
Bên cạnh đó, việc áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định hiện hành đòi hỏi quy mô về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu lớn chưa phù hợp với yêu cầu tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao có quy mô đa dạng từ nhỏ, vừa đến lớn; doanh nghiệp bán dẫn, công nghệ cao mới đi vào hoạt động.
Cùng với đó, điều kiện về tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế trong 2 năm liên tục dẫn đến doanh nghiệp phải đợi tối thiểu 2 năm kể từ khi thành lập để đáp ứng điều kiện. Quy định này không đáp ứng yêu cầu tạo thuận lợi thu hút đầu tư ngay từ đầu, chưa phù hợp với tốc độ phát triển, đổi mới nhanh của các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao.
Từ thực tiễn trên, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên, so với điều kiện đối với doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp công nghiệp bán dẫn, doanh nghiệp công nghệ cao không cần đủ thời gian 2 năm hoạt động để được đánh giá tuân thủ pháp luật.
Các doanh nghiệp này cũng không cần điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm đạt mức quy định; doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về năng lực kiểm soát nôi bộ, thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thanh toán qua ngân hàng…, nhằm giảm thiểu rủi ro về tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật về thuế.
Thẩm tra dự án luật trong phiên họp toàn thể cuối tuần qua, Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội cũng nhất trí về chủ trương bổ sung quy định chế độ ưu tiên như đề xuất của Chính phủ, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ bán dẫn.
Cơ quan thẩm tra cũng lưu ý quy định Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành danh mục hàng hóa nhằm thực hiện đúng mục tiêu chính sách, đảm bảo cơ sở cho quản lý hải quan chặt chẽ.
Luật hóa hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Một sửa đổi đáng chú ý khác tại Luật Hải quan là bổ sung quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. Cụ thể, Điều 47a quy định, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ là hàng hóa giao, nhận tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán, gia công, thuê, mượn giữa các doanh nghiệp Việt Nam với thương nhân nước ngoài.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan. Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% như hàng hóa xuất khẩu.
Dự thảo luật giao Bộ Tài chính quy định chi tiết điều này.
Về lý do bổ sung, Tờ trình Dự án luật nêu vướng mắc từ thực tiễn, đó là tại Việt Nam hiện có khoảng 1.400 doanh nghiệp chế xuất, trong đó hơn 100 doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực điện tử, công nghệ cao, chế tạo máy thuộc hầu hết các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như Intel, HP, Samsung, Amkor, LG, Panasonics, Sony…
Các công ty đa quốc gia này có hệ sinh thái gồm hàng trăm mắt xích (vendor vệ tinh) phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh từ nghiên cứu và phát triển (R&D), thị trường đầu vào, đầu ra, hoạt động gia công, sản xuất trung gian, tạo thành chuỗi cung ứng khép kín, liên hoàn.
Theo Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, việc hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa được thực hiện thủ tục hải quan theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ. Trong hoạt động mua bán nêu trên, các doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa (là công ty con của tập đoàn đa quốc gia) mua bán nguyên liệu, vật tư, gia công trung gian, thuê mượn máy móc thiết bị theo chỉ định của các thương nhân nước ngoài.
Các hiệp hội doanh nghiệp đều đánh giá, thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại Nghị định trên là chính sách hấp dẫn, thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài do chính sách này quản lý khép kín, xuyên suốt bằng các thủ tục hải quan và chế độ quản lý tương ứng, tạo thuận lợi cho sự phát triển các chuỗi cung ứng để phục vụ công nghiệp phụ trợ trong hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vẫn còn vướng mắc do quy định chỉ thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam mới được thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ, mà thực tế việc xác định thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam hiện nay không khả thi. Do vậy, các hiệp hội kiến nghị bãi bỏ điều kiện về việc không có hiện diện của thương nhân nước ngoài trong hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ.
Do hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ chưa được quy định tại Luật, nên không đủ cơ sở pháp lý để sửa đổi, bổ sung quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (chỉ có thể bãi bỏ). Vì thế, các hiệp hội kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi các luật có liên quan để đảm bảo chặt chẽ về pháp lý, làm cơ sở tiếp tục thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ đối với cơ quan hải quan và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Nhất trí với đề xuất của cơ quan soạn thảo, Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đề nghị, Ban Soạn thảo tiếp tục rà soát, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để bảo đảm quy định bao quát, đầy đủ các trường hợp doanh nghiệp cần được hưởng chính sách và thống nhất với quy định tại Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, Dự thảo Luật Đổi mới sáng tạo.
Đồng tình sửa đổi những bất cập ở 7 luật, trong đó có Luật Hải quan để cải cách thể chế mạnh mẽ hơn, các ý kiến tại phiên thẩm tra cũng cơ bản tán thành với những vấn đề được Thường trực Ủy ban thẩm tra đặt ra. Đại diện Ban Soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, sẽ tiếp thu các ý kiến tại phiên thẩm tra và giải trình cụ thể hơn ở hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tới đây.
Sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào cuối tuần này, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ chín, khai mạc sáng 5/5 tới.
Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, thực hiện chủ trương khuyến khích mua sắm công đối với các sản phẩm, hàng hóa là kết quả nghiên cứu khoa học do doanh nghiệp trong nước thực hiện theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Dự thảo bổ sung cơ chế ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, trong đó bổ sung đối tượng nhóm doanh nghiệp khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Khẳng định điều này là cần thiết, song Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đề nghị Ban Soạn thảo cân nhắc lựa chọn phương án liệt kê mở, nhằm bảo đảm tính bao quát, tránh bỏ sót các mô hình doanh nghiệp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo mới có thể hình thành trong thực tiễn, đồng thời hạn chế nguy cơ làm phát sinh thủ tục hành chính phức tạp khi xác định đối tượng được ưu đãi.
-
Doanh nghiệp bán dẫn được ưu tiên về chế độ hải quan -
Biến động thuế quan: Từ lời "nhắc nhở" tới cảnh báo dành cho doanh nghiệp -
Thủ tục "luồng xanh" có mặt trong điểm sáng của dòng chảy pháp luật kinh doanh -
18 phòng Quản lý xuất nhập khẩu được giao nhiệm vụ cấp C/O, CNM, REX -
EVN sẵn sàng phương án đảm bảo điện cho Đại lễ 50 năm Ngày giải phóng miền Nam -
EVNSPC hoàn thành đóng điện 35 công trình lưới điện 110 kV -
Tận dụng hiệu quả EVFTA để thúc đẩy dòng vốn đầu tư hai chiều Việt Nam - Séc
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ