
-
BAF xây chung cư nuôi heo; VIMC hoán đổi “tay chèo”; Tổng công ty Xi măng Việt Nam lãi trở lại
-
“Thiết kế” môi trường phù hợp phục vụ mục tiêu khởi nghiệp
-
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT
-
Còn nhiều dư địa cho thương mại với Mỹ
-
Generali Việt Nam ghi dấu với cú đúp giải thưởng tại Insurance Asia Awards 2025 -
Coca-Cola khánh thành nhà máy công suất 1 tỷ lít/năm
![]() |
5 công ty không hợp tác trong vụ việc Hoa Kỳ khởi kiện đĩa giấy xuất khẩu của Việt Nam đã bị áp thuế sơ bộ tạm thời lên tới 237,65%. |
Dù đã được Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) lưu ý nhiều lần về công tác phối hợp trong các vụ việc nước ngoài khởi kiện với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, nhưng vẫn có doanh nghiệp bị áp thuế tạm thời hoặc chính thức ở mức cao do không hợp tác với nhà khởi kiện nước ngoài.
Mới nhất, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ban hành kết luận sơ bộ của vụ việc điều tra chống trợ cấp với đĩa giấy (thuộc các mã HS 4823.69.0040 hoặc mã 4823.61.0040 và có thể được đóng gói kèm sản phẩm khác theo mã HS 9505.90.4000 và 9505.90.6000) nhập khẩu từ Việt Nam.
Vụ việc này đã được DOC khởi xướng điều tra từ ngày 14/2 năm nay theo yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất đĩa giấy Hoa Kỳ.
Trong vụ việc này, DOC đã lựa chọn 2 bị đơn bắt buộc. Tuy nhiên, 1 bị đơn bắt buộc đã từ chối tham gia vụ việc nên chỉ còn 1 bị đơn bắt buộc duy nhất trong vụ việc này.
Theo kết luận sơ bộ vừa ban hành, công ty bị đơn duy nhất trong vụ việc chịu mức thuế chống trợ cấp tạm thời 5,48%.
Có 5 công ty không hợp tác, gồm: 1 công ty bị đơn từ chối tham gia vụ việc và 4 công ty không trả lời câu hỏi lượng và giá trị chịu thuế chống trợ cấp tạm thời lên tới 237,65%. Mức thuế này được tính dựa trên dữ liệu sẵn có bất lợi.
Các công ty còn lại của Việt Nam chịu thuế 5,48% theo mức thuế của công ty bị đơn duy nhất.
Căn cứ kết luận sơ bộ này, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) sẽ yêu cầu đặt cọc đối với các lô hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ theo mức thuế chống trợ cấp tạm thời nêu trên từ ngày 1/7/2024.
Cục Phòng vệ thương mại cho hay, tiếp theo, DOC dự kiến tiến hành thẩm tra tại chỗ nhằm xác minh các thông tin mà doanh nghiệp Việt Nam cung cấp. Đây là một trong những căn cứ để DOC ban hành kết luận cuối cùng, đưa ra mức thuế chính thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Các bên liên quan cũng có thể nộp bình luận về vụ việc không muộn hơn 7 ngày sau ngày báo cáo thẩm tra cuối cùng được ban hành. Bản phản biện đối với bình luận của các bên khác được nộp không muộn hơn 5 ngày sau thời hạn nộp bình luận.
Tiếp đó, DOC có thể sẽ tổ chức một Phiên điều trần nếu có đề nghị của các bên và ban hành kết luận cuối cùng (dự kiến vào ngày 5/11/2024 nếu không gia hạn).
Do đó, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp liên quan chuẩn bị và hợp tác tốt với DOC trong đợt thẩm tra sắp tới cũng như gửi bình luận với kết luận sơ bộ của DOC trong trường hợp cần thiết.
Số liệu của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) cho thấy, Việt Nam xuất khẩu khoảng 9,3 triệu USD sản phẩm này sang Hoa Kỳ trong năm 2022. Trong năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 9 triệu USD (giảm khoảng 3% so với năm trước).
-
Generali Việt Nam ghi dấu với cú đúp giải thưởng tại Insurance Asia Awards 2025 -
Coca-Cola khánh thành nhà máy công suất 1 tỷ lít/năm -
Việt - Mỹ đạt nhiều thành tựu sau 30 năm thiết lập quan hệ -
Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trước quy định mới về khai hải quan hàng trị giá thấp? -
Doanh nghiệp lạc quan về sản xuất kinh doanh trong quý III/2025 -
Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đang là "vùng lõm" với TFP? -
Cá nhân hoá trải nghiệm nghỉ dưỡng sẽ mang lại cảm xúc sâu lắng và sự gắn kết
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông