-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Những khó khăn này được doanh nghiệp nêu ra tại buổi gặp gỡ đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh Bình Dương với các doanh nghiệp thuộc diện phải di dời vào các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) diễn ra ngày 16/9.
Ông Vương Siêu Tín, Phó Chủ tịch Hiệp hội gốm sứ tỉnh Bình Dương nêu khó khăn khi phải di dời |
Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương, tỉnh Bình Dương hiện có gần 3.000 cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ và vừa được xây dựng và hoạt động từ trước khi có các KCN, CCN tập trung. Các cơ sở sản xuất này nằm rải rác, xen lẫn trong các khu dân cư, khu đô thị do chưa được đầu tư bài bản hệ thống xử lý nước thải và hạ tầng, nhiều cơ sở công nghiệp khi hoạt động đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh.
Năm 2019, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 3210/QĐ-UBND phê duyệt Đề án "Điều tra, đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam chuyển đổi công năng, di dời vào các khu, cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương" (gọi tắt là Đề án).
Tại buổi đối thoại, đề cập về những khó khăn khi phải di dời, ông Vương Siêu Tín, Phó Chủ tịch Hiệp hội gốm sứ tỉnh Bình Dương cho biết, khi di chuyển sang địa điểm mới, doanh nghiệp khó có thể tuyển được lao động để ổn định sản xuất ngay. Hiện tại, các công ty đã đầu tư sản xuất kinh doanh ổn định trong thời gian dài trên mảnh đất hiện có, thế nhưng khi di chuyển vào chỗ mới, công ty lại phải mất tiền thuê đất.
Ông Tín đề nghị, tỉnh Bình Dương phải có chính sách hỗ trợ tiền thuê đất cho doanh nghiệp nếu không rất khó để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc doanh nghiệp sẽ tìm đến các tỉnh lân cận. Hiệp hội gốm sứ tỉnh Bình Dương đề nghị tỉnh Bình Dương thông tin chi tiết cho doanh nghiệp về các khu vực chuyển đến và làm việc với từng doanh nghiệp để lắng nghe ý kiến và tháo gỡ khó khăn.
Đối với doanh nghiệp da, giày việc di chuyển đến các địa điểm mới cũng khiến doanh nghiệp lo lắng vì không tuyển được lao động.
Bà Trương Thị Thúy Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội da giày Bình Dương băn khoăn, hiện tại các doanh nghiệp đã ổn định sản xuất ở vị trí cũ liệu đến địa điểm mới, lao động cũ, khách hàng cũ có đi theo doanh nghiệp hay không?. Khi chuyển đến địa điểm mới, đường sá đi lại xa hơn kéo theo chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng cao hơn.
Đặc biệt điều lo ngại nhất với doanh nghiệp da giày là tuyển lực lượng lao động, vì hiện tại, công nhân đã ổn định chỗ ở, khi chuyển đến nơi mới công nhân không di chuyển theo thì doanh nghiệp không có người làm. "Việc di dời ồ ạt, nếu làm không tốt sẽ kéo theo tranh giành lao động, bởi vì lao động là yếu tố sống còn với doanh nghiệp sản xuất", bà Liên lo ngại.
Vì vậy, bà Liên đề nghị tỉnh Bình Dương cần tính toán di dời trong khoảng thời gian dài. Tại địa điểm mới cần bố trí đầy đủ quỹ đất rồi mới thực hiện di dời để các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề có thể hỗ trợ nhau cùng hình thành chuỗi cung ứng trong tương lai.
Bà Trương Thị Thúy Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội da giày Bình Dương nêu ý kiến tại hội nghị |
Trước những băn khoăn lo lắng của doanh nghiệp, bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Dương cho biết, sau buổi đối thoại, thời gian tới Sở Công thương sẽ rà soát lại các KCN, CCN sẵn có để bố trí quỹ đất thích hợp cho các doanh nghiệp di dời.
Sở Công thương cũng sẽ tham mưu cho tỉnh ban hành tiêu chí xét doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải di dời; cơ sở sản xuất phải chuyển đổi công năng. "Tỉnh sẽ lên kế hoạch ưu tiên xây dựng một cụm công nghiệp mẫu điển hình để thử nghiệm, kiểm chứng kết quả và hiệu quả di dời doanh nghiệp, trước khi triển khai đại trà" bà Hà cho biết.
Về cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Dành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhấn mạnh, việc di dời các doanh nghiệp vào KCN, CCN là chủ trương lớn của tỉnh nhằm thực hiện chương trình đổi mới thu hút đầu tư trong giai đoạn 2021-2025. Lãnh đạo tỉnh Bình Dương sẽ lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp để ban hành chính sách hỗ trợ tốt nhất khi thực hiện việc di dời vào các KCN, CCN.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"