
-
Huế: Hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An
-
Hà Nội quyết chi gần 12.000 tỷ đồng cho dự án cầu Ngọc Hồi
-
Sôi động những công trường cao tốc “không nghỉ” lễ
-
Hành trình phát triển ấn tượng của Việt Nam và tầm nhìn sau 50 năm thống nhất
-
Giao VEC là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Hà Nam: Khởi công dự án nhà ở xã hội 18,4 triệu USD tại KCN Đồng Văn I mở rộng
Mới đây, Công ty cổ phần Công viên Thạch Bàn, có văn bản gửi Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình (Trưởng ban chỉ đạo về rà soát tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án) đề xuất thay đổi quy hoạch hệ thống metro TP.HCM để tiết kiệm hàng chục ngàn tỷ đồng và rút ngắn thời gian xây dựng 20 năm.
Quy hoạch metro còn nhiều bất cập?
Trong văn bản gửi Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Công ty cổ phần Công viên Thạch Bàn chỉ ra bất cập rằng, trong quy hoạch các tuyến metro hiện nay chưa có tuyến metro nối trực tiếp từ Sân bay Tân Sơn Nhất để đi về trung tâm.
Theo quy hoạch, sẽ có tuyến monorail 4B nối với tuyến metro số 4 để về ga Bến Thành. Tuy nhiên, với một tuyến monorail 4B chỉ có 4 ga và nằm sát Sân bay Tân Sơn Nhất thì việc xây dựng depo (trung tâm điều hành và bảo dưỡng, sửa chữa đoàn tàu) là không đơn giản.
Chưa kể, hành khách đi từ Sân bay Tân Sơn Nhất ra phải chuyển tàu với nhiều hành lý là chưa thuận tiện.
![]() |
Đến nay, TP.HCM mới chỉ hoàn thành đưa vào khai thác tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) - Ảnh: Lê Toàn |
Bất cập tiếp theo được doanh nghiệp này chỉ ra là quy hoạch xây dựng nhiều tuyến metro ở các vùng ngập nặng như: tuyến 3A (Bến Thành - Tân Kiên); khu Nhà Bè thuộc tuyến số 4 (Thạnh Xuân - Cụm cảng Hiệp Phước); tuyến số 6 (Bà Quẹo - vòng quay Phú Lâm); tuyến xe điện mặt đất số 1 là các khu vực ngập nặng.
Về khoảng cách, tuyến monorail 4B và tuyến số 6, rất ngắn và hầu như không có khả năng xây dựng depo. Ngoài ra, tuyến số 6 và tuyến xe điện mặt đất số 1 đi qua vùng ngập nặng, việc xây dựng xe điện mặt đất đi qua vùng ngập nặng là không khả thi.
Đề xuất thay đổi quy hoạch, tiết kiệm hơn 40.000 tỷ đồng
Công ty cổ phần Công viên Thạch Bàn cho rằng, quy hoạch hệ thống metro TP.HCM chưa tận dụng được các kênh rạch trong Thành phố - những nơi gần như không phải giải phóng mặt bằng.
Sau khi nghiên cứu, doanh nghiệp đề xuất xây dựng một tuyến đường sắt vành đai với tàu tự lái AGT (Automated Guideway Transit) chạy dọc các kênh rạch theo hướng: Sân bay Tân Sơn Nhất - kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè - về trung tâm đoạn Nguyễn Huệ - theo rạch Bến Nghé - cù lao Nguyễn Kiệu - kênh Tàu Hũ về công viên Đầm Sen theo đường Lạc Long Quân về Sân bay Tân Sơn Nhất.
Phân tích ưu điểm của phương án này, doanh nghiệp cho biết, toàn tuyến đường sắt này chạy dọc kênh rạch nên hầu như không phải giải phóng mặt bằng.
Và điều quan trọng nhất khi xây dựng tuyến này, chi phí xây dựng chỉ bằng 1/3 so với xây dựng tuyến metro truyền thống.
Cụ thể, chi phí xây dựng các tuyến metro gồm: tuyến 3A (19,8 km); tuyến số 6 (6,8 km); tuyến 4B (3,2 km); một phần tuyến số 5 (8,6 km) và tuyến tàu điện số 1 (12,8 km), tổng chi phí xây dựng gần 80.000 tỷ đồng (chưa tính chi phí giải phóng mặt bằng).
Trong khi tổng chi phí xây dựng toàn vành đai AGT (31,5 km) cộng với việc thay thế toàn tuyến 3A (toàn tuyến đi trên giải phân cách lớn nên không phải giải phóng mặt bằng) là 33.000 tỷ đồng.
Với phương án này, tuyến vành đai AGT có thể thay thế hoàn toàn tuyến số 6, tuyến 4B, tuyến vành đai mặt đất số 1, một phần tuyến số 5 và toàn tuyến 3A có thể thay thế bằng tàu tự lái. Điều này vừa đảm bảo hoạt động trong điều kiện mưa lớn, triều cường và có thể tiết kiệm trên 40.000 tỷ đồng.
Về thời gian xây dựng, tuyến vành đai AGT có thể hoàn thành sau 5-7 năm thi công vì không phải giải phóng mặt bằng. Khi hoàn thành sẽ kết nối trực tiếp giữa khu trung tâm với Sân bay Tân Sơn Nhất, khi đó sẽ giải quyết được tình trạng ùn tắc trên các trục giao thông chính vào nội đô.
Để đánh giá tính khả thi của dự án, doanh nghiệp mong muốn có buổi hội thảo cùng các đơn vị chuyên môn của Bộ Xây dựng, UBND TP.HCM và Hiệp hội Quy hoạch giao thông Nhật Bản (JTPA) để làm rõ các vấn đề mà doanh nghiệp đề xuất.

-
Giao VEC là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Hà Nam: Khởi công dự án nhà ở xã hội 18,4 triệu USD tại KCN Đồng Văn I mở rộng -
Thông nhánh hầm đường bộ dài nhất cao tốc Bắc - Nam phía Đông -
Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha -
Động thổ xây dựng cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành kết nối Bình Phước với Đắk Nông -
Kon Tum lập quy hoạch Khu công nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu tập trung -
Hậu Giang vượt qua khó khăn, phát triển bứt phá
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025