
-
Thu hồi gần 260 tỷ và 140.000 USD trong vụ án tại Tập đoàn Thuận An
-
Bắt Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục vụ kẹo rau củ Kera
-
Vi phạm tại hàng loạt gói thầu, Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh bỏ trốn
-
Bộ Công an đang tiếp nhận hồ sơ vụ cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức
-
Bà Trương Mỹ Lan đề nghị SCB cung cấp lại số liệu để toà làm rõ vụ án -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý lừa đảo trên không gian mạng
Hôm nay, 11/7, Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội bắt đầu phiên tòa xét xử sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu” về các tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Sau gần 1 ngày thẩm vấn tư cách các bị cáo và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; đồng thời công bố bản cáo trạng, cuối giờ chiều nay, Hội đồng xét xử chuyển sang phần xét hỏi đối với các bị cáo, tập trung làm rõ hành vi “Đưa hối lộ”.
Doanh nghiệp bị ép phải đưa tiền
Là người đầu tiên khai báo, bị cáo Đào Minh Dương, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vijasun khai: “Trong quá trình làm thủ tục xin cấp phép, bị cáo không liên hệ với cá nhân nào để xin được cấp phép. Tuy nhiên, bị cáo bị ép đưa tiền”.
![]() |
Hội đồng xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu". |
Bị cáo Dương cho biết, trước đây, công ty bị từ chối cấp phép chuyến bay rất nhiều lần và bị bà Nguyễn Thị Hương Lan (thời điểm này là Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) yêu cầu rất nhiều. Bên đó chỉ cấp phép sát ngày tổ chức chuyến bay đúng 1 ngày, bị cáo bị đưa vào tình thế khó khăn cùng cực.
Cục Lãnh sự gây khó khăn buộc bị cáo phải đưa tiền mới được cấp phép chuyến bay, như thế công dân ở nước ngoài về Việt Nam đã bị “hành hạ” rất nhiều.
Cũng theo bị cáo này, sau khi bị gây khó khăn, đã xin gặp Phạm Trung Kiên (Thư ký) để nói chuyện nhưng bị quát, nếu không nộp thì không được cấp phép và yêu cầu phải nộp 150 triệu đồng/chuyến. Tổng cộng, bị cáo đã đưa cho Kiên 1,1 tỷ đồng, dù cũng trốn tránh nhiều lần nhưng không được. “Bị cáo bị ép quá, nên phải đưa tiền”, bị cáo Dương phân trần.
Tại tòa, bị cáo Dương xin nhận tội, đồng thời cho biết đã nộp lại 1 tỷ đồng. Đây là số tiền đã được Kiên chuyển trả lại cho công ty.
Cũng bị đưa ra xét xử về tội “Đưa hối lộ”, bị cáo Phan Thị Mai, Giám đốc Công ty Sao Hà Nội cho biết, đã liên hệ với ông Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Đỗ Hoàng Tùng, cựu Phó cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và Phạm Trung Kiên.
Bị cáo Mai khai, theo quy trình, bị cáo nộp hồ sơ đầu tiên bên Cục Lãnh sự. Sau khi được bên đó cấp phép, bị cáo nhận được thông tin của bên Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an nhắn là không thấy doanh nghiệp liên hệ.
Khi đó được người bên Cục Lãnh sự cho số của Vũ Anh Tuấn, là cán bộ Cục Quản lý Xuất nhập cảnh. Sau khi gặp Tuấn thì được Tuấn nói là các doanh nghiệp tổ chức chuyến bay phải có chi phí cảm ơn.
![]() |
Các bị cáo trong ngày đầu xét xử. |
Ngoài ra, lời khai của bà Mai còn thể hiện việc bị cáo này đưa cho Phạm Trung Kiên 600 triệu đồng theo yêu cầu của Kiên, với mục đích để xét duyệt chuyến bay.
Liên quan đến số tiền 25.000 USD đưa cho ông Tô Anh Dũng, theo bị cáo Mai, do thấy hồ sơ chưa được cấp phép, trong khi số lao động ở nước ngoài nhiều, nên tìm cách liên hệ với Cục Lãnh sự nhờ tạo điều kiện và có xin gặp ông Dũng để gửi tiền cảm ơn.
Hối lộ quan chức 3 tỷ đồng, nhưng nghĩ là “tiền cảm ơn”
Trái ngược với 2 bị cáo trên, bị cáo Nguyễn Thị Dung Hạnh, Giám đốc Công ty TNHH G19 Việt Nam khai rằng, trong quá trình xin cấp phép chuyến bay, bị cáo có liên lạc với Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an. Bên Cục Lãnh sự, bị cáo gặp Đỗ Hoàng Tùng, bên Bộ Y tế có gặp Phạm Trung Kiên, ở Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, có gặp Vũ Anh Tuấn.
Bị cáo này khẳng định, bản thân mình và doanh nghiệp của mình không bị ai làm khó, tất cả đều giúp đỡ và ủng hộ; khi liên lạc với Nguyễn Thị Hương Lan và Đỗ Hoàng Tùng với mong muốn đưa quà, nhưng đều bị từ chối.
Được hỏi về việc đưa 400 triệu đồng cho ông Tô Anh Dũng, bị cáo Hạnh cho biết, việc gửi quà tặng Tô Anh Dũng chỉ là để “cảm ơn, thực sự là tình cảm, hoàn toàn tự nguyện”, nhưng họ đều từ chối và nói không cần phải gửi quà.
Ngoài ra, bị cáo Hạnh khai đã đưa cho Phạm Trung Kiên 1,2 tỷ đồng, đưa cho Vũ Anh Tuấn 1,4 tỷ đồng, nhưng vẫn cho rằng “đây là tiền cảm ơn thôi!”
Cuối lời khai, bị cáo Hạnh thừa nhận, đến thời điểm này, bản thân đã nhận thức đó là hành vi hối lộ, nhưng thời điểm thực hiện, bị cáo chỉ nghĩ đó là quà cảm ơn vì mọi người làm việc quá vất vả.
Sáng mai, 12/7, Hội đồng xét xử sẽ tiếp tục phần xét hỏi đối với các bị cáo.

-
Bà Trương Mỹ Lan đề nghị SCB cung cấp lại số liệu để toà làm rõ vụ án -
Cẩn trọng "sập bẫy" chào bán nhà giá rẻ -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý lừa đảo trên không gian mạng -
Bà Trương Mỹ Lan xin được giảm nhẹ “nhiều nhất” có thể -
Kế toán Cục Thi hành án dân sự TP. Huế bị cáo buộc tham ô tiền tỷ -
Chuyển động mới tại dự án Roxana Plaza sau khi có kết luận thanh tra -
Viện Kiểm sát đề nghị giảm nhẹ hình phạt đối với tội lừa đảo cho bà Trương Mỹ Lan
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort