
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới
-
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
-
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp
![]() |
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tinh bột sắn đang bị chậm hoàn thuế giá trị gia tăng. |
“Chúng tôi xin cung cấp Hợp đồng mua bán xuất khẩu, hóa đơn thương mại, tờ khai hải quan, chứng từ chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng đúng tên các đối tác, khách hàng nước ngoài. Những chứng cứ này có đủ cơ sở, tính pháp lý của Hợp đồng mua bán này là có hiệu lực hay không có hiệu lực?
Hay Bộ Tài chính, cơ quan Thuế chỉ căn cứ vào lời khai của đối tác, khách hàng Trung Quốc, Cơ quan thuế Trung Quốc trả lời cho Cơ quan thuế Việt Nam rồi kết luận hợp đồng mua bán này là giả tạo hay vô hiệu”, Công ty TNHH Thương mại và Hỗ trợ đầu tư An Phát (Công ty An Phát) gửi kèm các chứng cứ và đặt vấn đề trong đơn kiến nghị ký gửi ngày 4/11/2023.
Đơn được gửi tới Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi tới các cơ quan của Quốc hội, gồm Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
Trong đơn, Công ty An Phát nhắc đến câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính về lý do chậm hoàn thuế VAT đưa ra tại phiên thảo luận ở hội trường về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024 ngày 2/11/2023.
Trả lời trên nghị trường, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói: “Chúng tôi đã xác minh ở nước ngoài là cơ quan thuế của nước ngoài bảo không tồn tại doanh nghiệp này, có nghĩa là hợp đồng bị vô hiệu, mà hợp đồng vô hiệu thì không hoàn được”.
Cũng trong kiến nghị khẩn cấp vừa gửi tới lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Công ty An Phát viện dẫn các quy định tại Luật Thuế Giá trị gia tăng quy định về các trường hợp hoàn thuế, hồ sơ hoàn thuế, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế...
“Theo quy định của Luật Thuế Giá trị gia tăng và Luật Quản lý thuế, Công ty An Phát đủ điều kiện được tính thuế theo phương pháp khấu trừ và thuộc đối tượng hoàn thuế theo trường hợp xuất khẩu hàng hóa. Việc khấu trừ thuế VAT đầu vào không quy định phải xác minh nghĩa vụ kê khai thuế của đối tác mua hàng bên ngoài lãnh thổ Việt Nam”, Công ty khẳng định.
Điều Công ty cảm thấy không rõ, phải đặt tiếp câu hỏi vẫn là tại sao Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Thuế phải đi xác minh, mà quên đi trách nhiệm của Tổng cục Hải quan?
“Trong hồ sơ hoàn thuế VAT luôn lấy hồ sơ hải quan là tiêu chí số 1 về vấn đề thực xuất và hàng hóa đã thông quan, vậy vai trò của Tổng cục Hải quan trong việc này ở đâu?”, Công ty gửi câu hỏi tới Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Công ty cũng bảy tỏ quan điểm, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần không liên quan gì đến đề nghị hoàn thuế VAT của Công ty, vì thuế VAT đề nghị hoàn của Công ty phát sinh nằm trọn trong lãnh thổ Việt Nam, không nằm trong doanh thu xuất khẩu Công ty thu về. Các đơn vị bán hàng cho Công ty đều kê khai thuế tại Việt Nam đầy đủ đúng quy định, không có yếu tố nước ngoài.
“Chúng tôi yêu cầu Bộ trưởng Tài chính cùng Tổng cục Thuế tôn trọng và thượng tôn pháp luật đối với Luật Thuế Giá trị gia tăng và Luật Quản lý thuế hiện hành. Yêu cầu Bộ trưởng Tài chính chỉ đạo Cục Thuế Hà Nội hoàn trả ngay số thuế đề nghị hoàn và số tiền lãi theo quy định của Luật Quản lý thuế cho Công ty An Phát kịp thời”, Công ty An Phát kiến nghị cụ thể trong đơn.
Thông qua báo chí, Công ty chúng tôi được biết trong Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề về việc thực hiện các quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT đối với xuất khẩu của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội gửi Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, có nội dung: “Khi làm việc tại Cục Thuế Lạng Sơn về các trường hợp xuất khẩu tinh bột sắn, Đoàn giám sát được biết các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng cho rằng, tổ chức tín dụng của Trung Quốc ở biên giới có tồn tại một tài khoản chung để các cá nhân có thể thanh toán cho phía Việt Nam. Hiện nay, biên giới phía Bắc đã có hàng rào đầy đủ và mặt hàng tinh bột sắn có khối lượng lớn, giá trị thấp, thời hạn sử dụng ngắn, nên trên thực tế khả năng hàng hoá xuất đi rồi quay lại nội địa qua các đường mòn lối mở là thấp...
Tại sao Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế không căn cứ vào tình hình thực tế và ý kiến của chính cơ quan thuế các địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp để giải quyết, tháo gỡ khó khăn, hoàn thuế cho doanh nghiệp?
(Trích đơn kiến nghị của Công ty TNHH Thương mại và Hỗ trợ đầu tư An Phát ngày 4/11/2023).

-
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025 -
Giảm tối đa tình trạng vốn ảo, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp -
Vietnam Airlines hợp tác liên danh với Saudia, tăng cường kết nối giữa Việt Nam và Trung Đông -
Cục Thuế cam kết đồng hành hộ kinh doanh trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử -
Đưa thương mại Việt Nam - Australia sớm đạt 20 tỷ USD
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh