-
Kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” -
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long -
Đà Nẵng lần đầu tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025 -
Tìm giải pháp liên kết phát triển sản phẩm du lịch của Cụm phía Đông ĐBSCL -
“Vương quốc gạch gốm đỏ” sẽ là địa chỉ hấp dẫn du khách muôn phương đến với Vĩnh Long -
Quảng Ninh liên tiếp đón siêu tàu biển với hàng nghìn khách du lịch quốc tế
Bà Đỗ Hồng Xoan, Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Việt Nam |
Covid-19 bùng phát trên toàn cầu đã khiến ngành khách sạn Việt Nam ảnh hưởng ra sao, thưa bà?
Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 đã khiến ngành du lịch nói chung, hệ thống khách sạn Việt Nam nói riêng gặp vô vàn khó khăn, thách thức. Hầu hết khách sạn 3 - 4 sao và 6 sao ở các thành phố du lịch phải đóng cửa vì du lịch quốc tế đóng băng. Các khách sạn 4 - 5 sao còn hoạt động cũng chỉ đón được 10 - 15% khách du lịch nội địa.
Tình trạng “chảy máu chất xám” trong ngành ngày càng trầm trọng, khi hàng ngàn lao động trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú buộc phải tạm thời nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng, chuyển sang ngành nghề khác.
Nỗ lực giữ chân lao động giỏi, Hiệp hội Khách sạn Việt Nam đã phối hợp với các cấp, ngành, đơn vị triển khai các chương trình kích cầu du lịch nội địa; đồng thời cùng với Hiệp hội Lữ hành, Hiệp hội Du lịch cũng như toàn ngành triển khai các chương trình kích cầu lớn ở tất cả trung tâm du lịch lớn trên cả nước bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ, nhưng giảm giá thấp nhất có thể.
Thời điểm hiện tại, vẫn có những doanh nghiệp phục vụ khách không có lãi hoặc chấp nhận lỗ để duy trì thương hiệu, giữ chân người lao động.
Thưa bà, trước tình trạng “sức khỏe” của doanh nghiệp lưu trú cạn kiệt, Hiệp hội Khách sạn Việt Nam đã làm gì để giúp “xương sống” của ngành nhanh chóng hồi sức?
Việc làm thế nào để các doanh nghiệp khách sạn có thể nhanh chóng hồi sức luôn khiến chúng tôi trăn trở.
Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ban hành từ năm 2017, nhưng phải đến năm 2020, khi Covid-19 bùng phát, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn mới được giảm giá điện xuống bằng mức giá sản xuất bình thường.
Chúng tôi đã có những kiến nghị cụ thể gửi tới các hiệp hội, bộ, ngành chức năng, nhưng hiện du lịch quốc tế chưa được mở cửa, nên các khách sạn chỉ có thể hoạt động cầm chừng, duy trì đội ngũ nhân lực với đồng lương tối thiểu...
Tôi cho rằng, các giải pháp được đề ra tại Nghị quyết số 08-NQ/TW cần phải lập tức hiện thực hóa để hỗ trợ ngành khách sạn, vực dậy ngành du lịch sớm nhất có thể.
Du lịch nội địa đang dần sôi động trở lại, tình hình kinh doanh dịch vụ lưu trú hẳn cũng sẽ khởi sắc?
Du lịch trong nước đang có tín hiệu khả quan khi công tác phòng chống dịch được kiểm soát. Hiện nhiều khách sạn tại một số thành phố ghi nhận sự hồi phục của mảng kinh doanh hội nghị, hội thảo (MICE) và một số khu nghỉ dưỡng nhận được nhiều yêu cầu đặt phòng từ nhóm khách đoàn.
Tuy nhiên, để tăng tốc trở lại, các cơ sở lưu trú cần có giải pháp phù hợp, đặc biệt là trong khâu tổ chức nhân sự, chuẩn bị cho giai đoạn hồi phục thị trường quốc tế. Theo đó, cần cân nhắc việc cắt giảm nhân sự để tránh lãng phí nguồn lao động đã được đào tạo; sắp xếp, luân chuyển phù hợp để đạt hiệu quả công việc tối đa.
Để chuẩn bị đón khách nội địa vào mùa cao điểm hè 2021 và khách quốc tế ngay khi có thể, ngành khách sạn đã chuẩn bị những gì, thưa bà?
Hiện nay, công tác phối hợp kích cầu du lịch để sớm đưa ngành du lịch thoát khỏi khó khăn và từng bước khôi phục, phát triển đã được các đơn vị thực hiện tích cực. Ngành khách sạn và lữ hành, hai mảnh ghép quan trọng của ngành công nghiệp không khói đã xây dựng những chương trình, sản phẩm tour, combo với mức giá hợp lý, chất lượng để phục vụ nhu cầu thị trường.
Hơn một năm qua, sự phối hợp của lữ hành và khách sạn trong chương trình kích cầu đã có những kết quả khả quan. Thời gian tới, chương trình kích cầu sẽ tiếp tục được đẩy mạnh nhằm đón đầu cao điểm du lịch nội địa.
Tại Diễn đàn Du lịch nội địa toàn quốc tổ chức ở Ninh Bình (ngày 15 - 16/4), các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn sẽ cùng nhau bàn bạc, đề xuất các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong ngành cũng như bàn giải pháp tốt nhất nhằm thu hút dòng khách nội địa.
Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng, chúng tôi đã có phương án trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phương án thí điểm “hộ chiếu vắc-xin” để ngành du lịch sớm mở cửa đón khách quốc tế.
Chúng tôi đang chờ đợi và đã nhìn thấy những tín hiệu tích cực đối với dịch vụ lưu trú nói riêng, du lịch Việt Nam nói chung.
-
Cam Ranh - Chương mới của du lịch chủ động và ngắn ngày -
Tìm giải pháp liên kết phát triển sản phẩm du lịch của Cụm phía Đông ĐBSCL -
“Vương quốc gạch gốm đỏ” sẽ là địa chỉ hấp dẫn du khách muôn phương đến với Vĩnh Long -
Quảng Ninh liên tiếp đón siêu tàu biển với hàng nghìn khách du lịch quốc tế -
Làng rau Trà Quế, Quảng Nam được vinh danh là làng du lịch tốt nhất thế giới -
Những lý do không thể bỏ lỡ Bản Mây trong chuyến thăm Fansipan -
[Ảnh] Độc đáo Lễ hội Hoa Sen đá lần đầu tiên được tổ chức tại Sa Pa
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"