-
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kiến nghị tháo gỡ quy định chỉ được khai thác, đánh bắt cá ngừ vằn có chiều dài nửa mét trở lên.
Công văn cho biết Nghị định 37/2024, có hiệu lực từ 19/5/2024, gồm một phần phụ lục V, trong đó quy định cá ngừ vằn được phép khai thác ở chiều dài nhỏ nhất là 500 mm (50 cm).
Tuy nhiên, trong thực tế, kích thước quy định trên của cá ngừ vằn thường chỉ chiếm tỷ lệ 5-8% trong mỗi lô cá khai thác được. Kích cỡ thông dụng của loài di cư này là 15-40 cm/con, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các lô khai thác trong và ngoài nước, và cũng là kích cỡ thương mại xuất nhập khẩu bình thường thế giới.
Theo VASEP, trong 2 tháng qua kể từ khi Nghị định 37 có hiệu lực, một số doanh nghiệp cá ngừ đã dừng hoàn toàn việc thu mua nguyên liệu cá vằn khai thác trong nước của ngư dân do không đảm bảo kích cỡ 100% đạt nửa mét trở lên.
“Hầu hết các cảng cá hiện nay cũng đã ngừng xác nhận nguyên liệu (giấy S/C) cho các lô hàng cá ngừ vằn do kích thước cá khai thác nhỏ hơn quy định của Nghị định 37. Trong khi giai đoạn này đang là 3 tháng “vào vụ” cao điểm (tháng 7, tháng 8, tháng 9) khai thác cá ngừ vằn của ngư dân Việt Nam”, hiệp hội bày tỏ.
Cá ngừ vằn là loài chiếm sản lượng khai thác chủ yếu, đến trên 85% sản lượng khai thác các loài cá ngừ của ngư dân Việt Nam, là sản phẩm chính và thế mạnh của Việt Nam để tận dụng tối đa Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA).
Cá ngừ vằn chiếm 85% sản lưởng cá ngừ khai thác của nông dân Việt Nam. |
Công văn của VASEP nêu rõ diễn biến, tác động tiêu cực của quy định kích thước tối thiểu khi đánh bắt cá ngừ vằn đang ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến ngư dân, đặc biệt tại các tỉnh miền Trung. Còn cộng đồng nhóm doanh nghiệp cá ngừ cũng đang không thể thu mua và tích trữ cá ngừ vằn chuẩn bị cho mùa sản xuất cuối năm để cung ứng cho thị trường châu Âu vào đầu năm 2025.
“Nếu quá trình thực thi pháp luật, như trường hợp 'cá ngừ vằn nửa mét' kể trên, không triệt để trong giai đoạn Nghị định đang hiệu lực thì tiềm ẩn rủi ro rất lớn khi chúng ta đang chưa 'rút' được thẻ vàng IUU và EU đang tiếp tục xem xét, thanh tra công tác thực thi pháp luật thủy sản của Việt Nam", công văn của VASEP phân tích.
Đáng nói, trong khi tàu cá của chúng ta không khai thác được cá ngừ vằn vì rào cản quy định kích thước tối thiểu nói trên thì tàu cá các nước lân cận thì vẫn được phép khai thác bình thường (vì các nước không có quy định giống Việt Nam).
Ngay chính EU cũng không có quy định kích thước khai thác tối thiểu với cá ngừ vằn; các tàu cá của Tây Ban Nha và các nước EU vẫn đánh bắt cá ngừ vằn dưới 1 kg. EU bảo vệ nguồn lợi hải sản bằng các biện pháp như "hạn ngạch (quota), thời gian cấm biển, nghề khai thác…", chứ không thuần túy chỉ bằng kích thước tối thiểu.
Đối với quy định được xem là khá "tréo ngoe" này, ngư dân bắt buộc phải đầu tư chi phí để thay đổi ngư cụ mới có kích thước mắt lưới mới, phù hợp, cho đến việc ghi chép nhật ký, kiểm soát kích cỡ của loài mà ngư dân khai thác được. Thực tế hiện nay, nhiều tàu cá vào cảng không được cấp biên bản bốc dỡ tại cảng do vi phạm về kích cỡ hải sản khai thác. Vì vậy, nguy cơ có thể một bộ phận ngư dân ở miền Trung sẽ dừng việc đi biển.
“Việc này về lâu dài không chỉ gây thiếu hụt lớn nguồn nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu mà việc giảm lượng tàu trên biển còn ảnh hưởng đến công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước”, VASEP đánh giá.
Về phía doanh nghiệp, hiện, các doanh nghiệp đang sản xuất, xuất khẩu với nguồn nguyên liệu tồn kho từ trước và nguyên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu này cũng chỉ đủ sản xuất cầm chừng trong thời gian ngắn. Doanh nghiệp không dám ký các hợp đồng xuất khẩu mới vì không có đủ nguyên liệu cho sản xuất, xuất khẩu.
Vì tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của vấn đề liên quan đến sinh kế sản xuất kinh doanh bình thường của ngư dân, VASEP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Nghị định 37 tại một số nội dung trong thời gian sớm và phù hợp nhất. Đặc biệt VASEP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và có văn bản chỉ đạo điều chỉnh, giải quyết vấn đề trên trong thời gian chờ sửa Nghị định do mùa vụ cao điểm của cá ngừ vằn chỉ đến cuối tháng 9.
-
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024