
-
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh
-
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025
-
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ hơn 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình
-
Thị trường M&A “nguội lạnh” vì thương chiến
-
Mộc Châu Milk: Phát triển bền vững nhờ nắm bắt xu hướng thị trường, dẫn đầu công nghệ -
Tập đoàn SK đề xuất tổ hợp dự án cụm công nghiệp, năng lượng, logistics tại Ninh Thuận
![]() |
Các mặt hàng thủy hải sản Việt Nam có nhiều tiềm năng để thâm nhập vào thị trường UAE |
Tìm kiếm đối tác, mở rộng khách hàng
Nhìn vào số lượng doanh nghiệp đăng ký tham dự Diễn đàn có thể thấy sự quan tâm rất lớn của doanh nghiệp Việt Nam với thị trường UAE.
UAE là thị trường mở và tương đối dễ tính. Hiện quốc gia này có nhu cầu nhập nhiều sản phẩm hàng hóa như thủy sản, rau quả, hàng tiêu dùng... từ các thị trường, trong đó có việt nam. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xuất khẩu.
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại vải sợi, vải nỉ, vải ren và các nguyên, phụ liệu may mặc, thành lập năm 2013, lãnh đạo cao nhất của Công ty TNHH Pimexco Việt Nam (Hà Nội) đã đến gặp mặt các doanh nghiệp UAE từ sớm với hy vọng tìm được đối tác cho việc mở rộng giao thương tại thị trường Trung Đông.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Pimexco Việt Nam cho hay, tìm kiếm đối tác, mở rộng khách hàng là mục tiêu lớn của Công ty trong năm tới, trong đó khu vực các quốc gia thuộc UAE đã vào tầm ngắm.
Còn theo bà Phùng Kim Thu, Phòng thông tin Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản năm 2017 dự kiến đạt 8 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường UAE mới đạt khoảng 3-4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Để có được mức tăng trưởng xuất khẩu trong những năm tới, còn nhiều việc phải làm liên quan đến xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng mới cho các mặt hàng cá tra, tôm, cá ngừ tại UAE…
Số liệu được đưa ra tại Diễn dàn cho thấy, năm 2016, thương mại 2 chiều Việt Nam - UAE mới đạt 5,45 tỷ USD. 10 tháng của năm 2017, thương mại 2 chiều đạt gần 4,9 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang UAE đạt 4,37 tỷ USD, chủ yếu là điện thoại, linh kiện, hàng dệt may, giày dép, thủy sản…
Các doanh nghiệp UAE đang tìm kiếm thêm nhiều nhà cung ứng nông, lâm, thủy sản. Gần một nửa trong tổng số 20 doanh nghiệp UAE đến Việt Nam lần này đều hoạt động trong lĩnh vực hàng nông, thủy sản, tiêu dùng, hóa mỹ phẩm.
Sức hút từ nông sản, thực phẩm nhiệt đới
Ông Nisham Mohideen, Giám đốc Kinh doanh quốc tế, Công ty Al Islami Foods, chuyên về sản xuất và nhập khẩu thực phẩm cho hay, Công ty muốn tìm kiếm các đối tác cung cấp hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng đã qua chế biến từ Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường khu vực này.
“Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu hàng hóa quy mô hơn 200 tỷ USD, với nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào đây đầu tư nhà máy, đưa sản phẩm xuất khẩu đến nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, châu Âu…, đó là “giấy thông hành” để các đối tác đến từ UAE tin tưởng ở các nhà cung ứng Việt Nam”, đại diện Công ty Al Islami Foods cho hay.
Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, UAE phụ thuộc khá nhiều vào nhập khẩu, đặc biệt đối với nhóm hàng nông sản, rau quả nhiệt đới. Thời gian gần đây, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đã tiếp cận được thị trường UAE như chuối, xoài, thanh long, chôm chôm, nhãn, quả vải, măng cụt…, được người tiêu dùng UAE ưa chuộng.
Theo ông Lê Thái Hòa, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương), với những động thái cụ thể từ các chuyến đi của doanh nghiệp UAE đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, thương mại, chúng ta có thể tin tưởng, thương mại hai chiều sẽ đạt 10 tỷ USD trước năm 2020 và đạt 15 tỷ USD vào năm 2025.
Riêng về đầu tư trực tiếp UAE vào Việt Nam, hiện mới dừng ở 12 dự án với vốn đăng ký 142 triệu USD, trong đó nhiều dự án đang phát huy hiệu quả tốt.
“Với các điều kiện thuận lợi về hạ tầng, chính sách, nguồn nhân lực, hỗ trợ từ hệ thống ngân hàng và đặc biệt là vận tải đường biển, đường không giữa hai nước đang phát triển mạnh, chắc chắn số lượng dự án và tổng vốn đầu tư từ UAE vào Việt Nam sẽ tăng mạnh trong tương lai gần. Thương vụ Việt Nam tại UAE đang tập trung hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang UAE, đặc biệt là nhóm hàng nông sản”, ông Hòa nói.
Tất nhiên, để khai phá thị trường hiệu quả, đại diện Tham tán thương mại Việt Nam tại Dubai cho rằng, để hàng Việt phủ sóng rộng hơn và vững chắc hơn, các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng tốt lợi thế cạnh tranh về chất lượng và giá cả của mặt hàng thực phẩm, nông sản, một trong những mặt hàng đang có cầu lớn tại khu vực thị trường này. UAE hiện nhập khẩu khoảng 80% đối với các mặt hàng như gạo, hạt tiêu đen, trà, cà phê, dừa, hạt điều... từ các nhà cung cấp trên thế giới.

-
Mộc Châu Milk: Phát triển bền vững nhờ nắm bắt xu hướng thị trường, dẫn đầu công nghệ -
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết hợp tác toàn diện với Ngân hàng MB -
Tập đoàn SK đề xuất tổ hợp dự án cụm công nghiệp, năng lượng, logistics tại Ninh Thuận -
Doanh nghiệp dệt may thận trọng với kế hoạch kinh doanh 2025 -
Doanh nghiệp bán dẫn được ưu tiên về chế độ hải quan -
Vietnam Airlines và Vietcombank hợp tác thu xếp vốn cho Dự án 50 máy bay thân hẹp -
Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ
-
Chính thức ra mắt Economy City - Thành phố kinh tế thịnh vượng phía đông Hà Nội
-
“Khúc ca khải hoàn” mừng 50 năm thống nhất nước nhà
-
Vượng khí sinh tài, đón lộc cùng gia chủ tại The Vista Residence
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại