-
Coteccons không muốn trở thành “Big Brother" trong các thương vụ mua bán - sáp nhập -
Ông Phạm Minh Tuấn: Muốn M&A thành công hai bên cần hiểu nhau -
Thị trường M&A sẽ chứng kiến sự xuất hiện của nhiều dự án mới, với tính tuân thủ cao -
Kết thúc vòng chung tuyển, Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 chọn được "các top" -
Quỹ PE quay trở lại thị trường M&A -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 27/11/2024
Doanh thu sụt giảm, nhưng các doanh nghiệp săm lốp trong nước vẫn có lãi |
Kinh doanh bấp bênh
So với quý I/2012, doanh thu thuần quý I/2013 của các doanh nghiệp săm lốp giảm bình quân 9,35%. Tuy nhiên, giá cao su tự nhiên sụt giảm trên phạm vi toàn cầu, khiến giá vốn các doanh nghiệp giảm tới 17%.
Vậy nên, lãi gộp của 3 doanh nghiệp săm lốp đang niêm yết là Công ty Cao su Đà Nẵng (DRC), Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam (Casumina) và Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng (SRC) đều tăng so với quý 1/2012, với mức tăng bình quân 28%.
Trong 3 tên tuổi trên, dù DRC chỉ chiếm thị phần thứ hai trên thị trường, nhưng nhờ cách đầu tư hiệu quả, tập trung vào sản phẩm chủ lực, không đầu tư ngoài ngành như Casumina và SRC, nên luôn có kết quả kinh doanh tốt nhất.
Giới phân tích cho rằng, DRC sẽ dẫn đầu ngành về mức tăng trưởng ổn định trong 5 năm tới do là doanh nghiệp tiên phong trong sản xuất lốp radial.
Trong khi đó, Casumina được biết đến là doanh nghiệp biết tận dụng lợi thế về nguyên liệu, khi giá cả tương đối ổn định, đặc biệt giá cao su thiên nhiên ít biến động. Song vài năm trở lại đây, mức tăng trưởng một số nhóm sản phẩm truyền thống của Casumina như lốp xe máy, xe đạp, săm xe đạp bị giảm. Casumina cũng gặp nhiều bất lợi ở dòng sản phẩm dành cho ô tô, khi người dùng có xu hướng chuộng các dòng sản phẩm lốp không săm, lốp xe tải bán thép, toàn thép.
Dự kiến, trong 2 năm tới, doanh thu và lợi nhuận của Casumina khó tăng trưởng mạnh, do đang trong giai đoạn đầu tập trung đầu tư cho nhà máy lốp radial toàn thép. “Đây là giai đoạn bản lề quyết định sự thành công hay thất bại của Casumina trong chiến lược kinh doanh 2015 - 2020. Chúng tôi đặt mục tiêu là mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Mỹ và duy trì ổn định thị trường nội địa”, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐQT Casumina cho biết.
Trong khi đó, SRC có bề dày lịch hơn 50 năm, nhưng đến nay, sức cạnh tranh kém hơn so với các doanh nghiệp trong ngành. Vài năm trở lại đây, tình hình kinh doanh của SRC ngày càng suy giảm do đang loay hoay việc tái cấu trúc và thiếu định hướng về sản phẩm chủ đạo.
Tuy nhiên, SRC đã có kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý đầu năm 2013, với lãi ròng 18,4 tỷ đồng, tăng 93,58% so với quý 1/2012. Thừa thắng xông lên, trong khi Casumina, DRC vẫn chưa đưa ra kế hoạch cụ thể cho quý tới, thì SRC đã có Nghị quyết HĐQT thông qua kế hoạch kinh doanh quý II/2013, với doanh thu thuần dự kiến đạt 270 tỷ đồng, lợi nhuận chiếm 7-10% doanh thu (tương ứng 19-27 tỷ đồng).
Cạnh tranh gay gắt
Theo Bộ Công thương, nhu cầu sử dụng xe nội địa không ngừng tăng lên. Trong đó, lượng xe máy sẽ có mức tăng khoảng 2 triệu xe/năm đến năm 2015 và đến năm 2020 sẽ giảm về khoảng 1,8 triệu xe/năm; xe ô tô từ nay đến năm 2015 sẽ tăng khoảng 2,8 lần. Riêng dòng xe dưới 9 chỗ sẽ tăng trưởng mạnh, chiếm 70% nhu cầu thị trường.
Đây là cơ hội lớn cho tham vọng bành trướng của 3 doanh nghiệp lớn thuộc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (Vinachem) trong thời gian tới. Nhưng điều này có khả thi?
Hiện ngành săm lốp đang bước vào giai đoạn cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, mà còn với doanh nghiệp nước ngoài như Bridgestone, Yokohama, Cheng Shin... Thêm vào đó là nguồn sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Trong cuộc chơi này, các doanh nghiệp nội vướng phải nhiều rào cản khách quan và điểm yếu nội tại của mình. Họ vẫn chủ yếu sản xuất các sản phẩm lốp bias truyền thống, chưa đáp ứng được nhu cầu. Trong khi đó, các sản phẩm lốp radial toàn thép sẽ vấp phải cạnh tranh mạnh từ các doanh nghiệp nước ngoài, vốn đang chiếm hơn 50% thị phần.
Ngoài ra, Việt Nam vẫn chưa có nhiều chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp, dù ngành này nằm trong dự án phát triển trọng điểm. Quỹ đất lớn để phục vụ sản xuất khan hiếm, trong khi lao động không đủ trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển.
Anh Hoa
-
Biwase được vinh danh "Doanh nghiệp có thương vụ M&A tiêu biểu năm 2023 - 2024" -
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu: Hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài phải hướng đến dài hạn, bền vững -
Toàn cảnh M&A Việt Nam 2024: Tiếp nối thách thức và thích nghi bằng chuyển đổi chiến lược -
Ông Angus Liew: "Kiên trì" là từ khoá để M&A thành công
-
Thương vụ đàm phán xong nhưng "deal" có thể chưa đóng lại -
Bà Bình Lê Vandekerckove: Xu hướng M&A đã thay đổi, ESG và AI đang được quan tâm -
Coteccons không muốn trở thành “Big Brother" trong các thương vụ mua bán - sáp nhập -
[Ảnh] Vinh danh đơn vị tư vấn, doanh nghiệp có chiến lược, thương vụ M&A tiêu biểu -
Ông Phạm Minh Tuấn: Muốn M&A thành công hai bên cần hiểu nhau -
Thị trường M&A sẽ chứng kiến sự xuất hiện của nhiều dự án mới, với tính tuân thủ cao -
Kết thúc vòng chung tuyển, Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 chọn được "các top"
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024