-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
TIN LIÊN QUAN | |
Yêu cầu các bộ chủ động đề xuất bỏ giấy phép con | |
Đừng để “nở rộ” ngành nghề kinh doanh có điều kiện | |
Rất khó bộ, ngành nào tự chặt chân mình | |
Điều kiện kinh doanh và tăng trưởng kinh tế |
So với khoảng hơn 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, chưa kể số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, con số này gần như bằng không. Chưa có hiệp hội doanh nghiệp nào lên tiếng, ngoại trừ VCCI.
Vận tải là một trong những lĩnh vực có nhều điều kiện kinh doanh. Ảnh: ST |
Trong khi đó, theo phân tích của ông Nguyễn Đình Cung, các quy định về điều kiện kinh doanh không chỉ tác động trực tiếp tới thương quyền của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
“Điều kiện kinh doanh và quy trình thực hiện sẽ tác động trực tiếp tới chi phí tuân thủ, cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp. Tôi kêu gọi các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp tham gia vào quá trình rà soát điều kiện kinh doanh”, ông Cung nói trong Hội thảo Điều kiện kinh doanh – kinh nghiệm quốc tế và thách thức với Việt Nam tổ chức sáng ngày 6/4/2015.
“Tôi rất bức xúc về thực trạng điều kiện kinh doanh ngày càng làm khó doanh nghiệp nhưng không hiểu vì sao doanh nghiệp, kể cả hiệp hội doanh nghiệp lại thờ ơ đến vậy?”, ông Cung tâm tư.
Tuy nhiên, đại diện cho VCCI có mặt tại Hội nghị, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế cho rằng, có nhiều lý do để giải thích sự thờ ơ này.
“Nhưng có lý do rất quan trọng là doanh nghiệp cảm thấy nản vì đã từng nói nhiều, góp ý nhiều những chuyển biến ít”, ông Tuấn nói và nhắc lại cuộc làm việc với 100 doanh nghiệp ngành in về các điều kiện kinh doanh của ngành in sau khi số 60/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động in có hiệu lực vào cuối năm ngoái.
“Các doanh nghiệp rất bức xúc vì Nghị định này đưa ra hai yêu cầu rất khó giải thích lý do. Một là mở rộng hoạt động in phải được cấp phép và hai la hoạt động nhập khẩu thiết bị in phải có giấy phép. Đây cũng là những giấy phép đã được bãi bỏ từ năm 2000, theo chỉ đạo của Chính phủ về rà soát giấy phép con. Các doanh nghiệp ngành in đã nói, nhờ bãi bỏ giấy phép mà họ có được cơ hội để hội nhập, là một trong số ít ngành tham dự vào chuỗi sản xuất của Canon, Samsung,… Không hiểu tại sao các giấy phép này lại được đặt lại”, ông Đậu Anh Tuấn đặt câu hỏi.
Cũng câu hỏi này, hàng loạt lĩnh vực được nhắc tới như xuất khẩu gạo sao lại cần điều kiện về kho, về lượng gạo tồn kho; hay kinh doanh vận tải ở thành phố sao phải cần 20 xe mà ở nông thôn chỉ cần 5 xe...
Cũng phải nói thêm, khi hết thời hạn góp ý, vào ngày 31/3 vừa qua, cũng chỉ vẻn vẹn 3 bộ gửi ý kiến phản hồi cho dự thảo Nghị định này, bao gồm Bộ Thông tin – Truyền thông, Bộ Quốc Phòng và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, các ý kiến đều là giữ nguyên như hiện tại.
“Với tình hình này, sự thờ ơ của doanh nghiệp là dễ hiểu”, ông Cung thừa nhận.
Ngoài ra, phải thẳng thắn, cách thức lấy ý kiến dự thảo thông qua việc công bố trên mạng rất khó thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp. “Các doanh nghiệp hiện giờ đang mải lo làm ăn, tồn tại chứ ít doanh nghiệp có đội ngũ để góp ý vào các dự thảo văn bản pháp luật”, ông Đậu Anh Tuấn nói.
Trong khi đó sự thờ ơ của các hiệp hội ngành nghề lại được lý giải ở khía cạnh rất đáng phân tích, đó là khó có ý kiến mang tính cải cách vì “ăn cây nào, rào cây ấy”, hơn thế lại phải bảo vệ quyền lợi cho các hội viên hiện tại.
“Với tư duy này, barie càng vững, càng nhiều điều kiện kinh doanh thì các doanh nghiệp hiện hữu càng có lợi”, ông Bùi Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký doanh nghiệp chia sẻ quan điểm.
Đang có những ý kiến đề nghị thành lập mô hình tổ công tác để thúc đẩy tiến trình thực thi đúng và đủ của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
Từ giờ tới 1/7/2015, thời điểm hiệu lực của Luật Đầu tư, các bản dự thảo Nghị định sẽ tiếp tục được hoàn thiện. Nếu doanh nghiệp tiếp tục thờ ơ, khoảng cách giữa văn bản và thực thi mà doanh nghiệp vẫn luôn kêu là rào cản lớn trong môi trường kinh doanh rất khó khỏa lấp.
Khánh An
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025