
-
Kỳ lân Việt Nam lọt vào danh sách công ty lớn nhất Đông Nam Á năm 2025
-
Vinatex quyết giữ vững đơn hàng từ từ các thị trường lớn
-
Petrovietnam, PTSC khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo toàn cầu
-
Người Mỹ gốc Việt xây nhà máy găng tay y tế tại tiểu bang Nevada, Hoa Kỳ
-
Central tiên phong hiện thực hóa mục tiêu Net Zero -
Đa dạng giải pháp quản lý bán hàng tích hợp hỗ trợ các hộ kinh doanh khai thuế
Xoay vòng vì thủ tục
Ngày 10/6, chia sẻ tại tọa đàm với chủ đề: “Loại bỏ những rào cản để kinh tế tư nhân phát triển theo Nghị quyết 68-NQ/TW” được tổ chức tại TP.HCM, các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp đều cho rằng, doanh nghiệp tư nhân hiện vừa đang thiếu vốn, vừa bị vướng thủ tục hành chính.
Chia sẻ từ câu chuyện của chính doanh nghiệp mình gặp phải, ông Lương Tấn Lợi, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty cổ phần Sâm Việt Nam - Trà My Quảng Nam cho hay, công ty có dự án xuất khẩu sâm ngọc Linh đi Nhật Bản, nhưng sau nhiều lần đi xin cấp phép vẫn chưa được chấp thuận.
![]() |
Ông Lương Tấn Lợi, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty cổ phần Sâm Việt Nam - Trà My Quảng Nam. Ảnh: Nguyệt Nhi |
"Công ty được hướng dẫn qua các sở, ban, ngành từ TP.HCM, Cục, Bộ. Sau đó đến hỏi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Mội trường, nhưng cơ quan này cho biết không cấp phép để xuất khẩu, muốn xuất khẩu phải qua Bộ Công thương. Khi chúng tôi qua tới Bộ Công thương thì được trả lời ngược lại là thuộc Bộ Nông nghiệp...”, ông Lợi nói.
Vị lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết thêm, đến mỗi nơi doanh nghiệp đều có giải trình. Tuy nhiên, việc xin phép cứ lòng vòng, chung chung. Doanh nghiệp phải hỏi đến 4 cơ quan, nhưng đến nay chưa có cơ quan chức năng nào để tháo gỡ cho doanh nghiệp. Cuối cùng, dự án xuất khẩu sâm ngọc Linh đi Nhật Bản phải gác lại. Từ đó, ông Lợi mong sau khi có Nghị quyết 68 thì những vướng mắc này sẽ được tháo gỡ. Doanh nghiệp muốn biết những địa chỉ cụ thể, liên hệ với ai để được tháo gỡ tận gốc.
Tương tự, ông Phạm Hùng Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Thái Minh Hưng cũng chia sẻ, điều doanh nghiệp mong mỏi nhất lúc này là hiện thực hóa việc cắt giảm thủ tục. Đồng thời, giảm thiểu nhũng nhiễu và cải cách thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển. Các chủ doanh nghiệp hiện nay vẫn đang gặp khó khăn trong việc tập trung và điều phối các hoạt động của doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng "rời rạc".
“Hiện vẫn còn một số rào cản khiến các doanh nghiệp tư nhân khó phát triển. Cụ thể là hiện tượng nhũng nhiễu, còn phát sinh một số loại chi phí không chính thức vẫn còn tồn tại. Điều này đã tạo ra gánh nặng cho doanh nghiệp tư nhân. Do vậy để phát triển kinh tế tư nhân cần phải loại bỏ mọi nhũng nhiễu và tham nhũng”, ông Dũng nói.
TS. Trần Quang Thắng, Phó chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Khu vực phía Nam chia sẻ, các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều áp lực cố hữu như: nguồn vốn, năng lực quản trị yếu; hạn chế trong đầu tư đổi mới sáng tạo; khả năng liên kết chuỗi giá trị kém; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; và năng lực hiểu biết về pháp luật, chính sách còn hạn chế.
![]() |
Tiến sĩ Trần Quang Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Khu vực phía Nam chia sẻ tại sự kiện. |
Đặc biệt, các doanh nghiệp thường gặp nhiều vướng mắc khi thực hiện thủ tục hành chính hoặc đáp ứng các điều kiện kinh doanh, gây cản trở cho hoạt động kinh doanh và đầu tư. Một số vấn đề phổ biến bao gồm: Quy trình đăng ký kinh doanh còn phức tạp, thời gian xử lý kéo dài, doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần…
Loay hoay vay vốn
Là doanh nghiệp chuyên thiết kế cải tạo nội thất xe limousine, ông Huỳnh Tấn Lộc, Giám đốc Công ty TNHH Skybus cho biết, vấn đề chung của các doanh nghiệp khi đạt đến một mức độ phát triển và cần tăng trưởng mạnh là vốn.
"Tình hình chung của doanh nghiệp là cần vốn để phát triển, vì vậy, cần có cơ chế mở cho các doanh nghiệp. Cụ thể là sự hỗ trợ từ phía các ngân hàng. Ngoài ra, chúng tôi cần có sự hỗ trợ của Nhà nước bằng ngân hàng phát triển, tiền thân là quỹ hỗ trợ phát triển trước đây hỗ trợ cho doanh nghiệp. Các cơ quan ban ngành cần kết nối các quỹ đầu tư trong và ngoài nước để doanh nghiệp có vốn phát triển", ông Huỳnh Tấn Lộc nói.
Ở góc độ ngân hàng, ông Vũ Đức Hậu, đại diện Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Long Thành cũng trăn trở khi lĩnh vực này có nhiều rào cản, nhất là cấp vốn vay cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup).
![]() |
Ông Vũ Đức Hậu, đại diện Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Long Thành. |
Theo ông Hậu, trong quá trình làm việc với các doanh nghiệp trong nước, phía ngân hàng nhận ra có ba cái khó khăn trong hoạt động. Thứ nhất là nguồn lực nhất là vốn, thứ hai là con người và thứ ba là công nghệ.
Đối với vấn đề vốn, ông Vũ Đức Hậu cho biết, theo quy định cho vay của Ngân hàng Nhà nước thì hầu như việc thẩm định vấn đề cho vay phải dựa trên yếu tố đầu vào. Theo đó, doanh nghiệp muốn vay phải có tài sản đảm bảo tốt, dòng tiền ổn định kế hoạch trả nợ ngắn hạn khả thi... thì ngân hàng mới cấp ngân sách.
Trong khi đó, có nhiều doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh rất tốt và khả thi, ban lãnh đạo có tiềm lực nhưng lại không đáp ứng được yếu tố đầu vào, nên việc cấp vốn vay rất khó.
“Chúng tôi mong muốn phía Ngân hàng Nhà nước, cơ quan nhà nước có các hướng mở trong nguồn vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt là cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khi có dự án startup khả thi. Tôi cho rằng có thể xem xét đến việc cho ngân hàng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp dựa trên tín nhiệm bảo lãnh hoặc đơn vị uy tín nào đó bảo lãnh…”, ông Hậu nói.
Chờ “cơn mưa rào” từ Nghị quyết 68
Trước những rào cản mà doanh nghiệp gặp phải, bà Lê Thị Giàu, Chủ tịch HĐQT Bình Tây Food khẳng định Nghị quyết 68 như một "cơn mưa rào" sau thời kỳ "nắng hạn" cho các doanh nghiệp trong nước. Song, để chính sách này thành công và đi vào cuộc sống thì cần tập trung yếu tố then chốt.
Trước hết, cần thiết có sự đoàn kết giữa cán bộ nhà nước và tư nhân để thực hiện thắng lợi trong kỷ nguyên mới. Bên cạnh đó, cán bộ nhà nước phải lắng nghe và hiểu doanh nghiệp.
Về phía doanh nghiệp, bà nhấn mạnh cần có "lòng tự trọng" và thực hiện đúng pháp luật, bởi nếu làm sai sẽ tự chịu ảnh hưởng. Ví dụ, phòng cháy chữa cháy không đúng thì "nhà mình cháy trước".
Cuối cùng, bà Giàu khẳng định Nghị quyết 68 là rất tốt, nhưng nếu doanh nghiệp nào "không ý thức mà lợi dụng chính sách, lợi dụng sự ưu đãi này làm bậy thì phải bị nghiêm luật, nghiêm pháp luật thật nặng để trừng trị". Tương tự, cán bộ nhà nước lạm dụng quyền hạn cũng phải bị xử lý.

-
H&M và đoàn doanh nghiệp Bắc Âu tìm kiếm nhà cung cấp tại Việt Nam
-
Nhà cung cấp dịch vụ cam kết giảm giá hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh
-
Fortune công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025, doanh nghiệp Việt có 76 tên tuổi lớn
-
Bamboo Airways tái bổ nhiệm ông Trương Phương Thành làm Phó tổng giám đốc
-
VEC được tăng vốn điều lệ lên 39.366 tỷ đồng -
Kỳ lân Việt Nam lọt vào danh sách công ty lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 -
Vinatex quyết giữ vững đơn hàng từ từ các thị trường lớn -
Petrovietnam, PTSC khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo toàn cầu -
Người Mỹ gốc Việt xây nhà máy găng tay y tế tại tiểu bang Nevada, Hoa Kỳ -
Central tiên phong hiện thực hóa mục tiêu Net Zero -
Hanel tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ công ty lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
BSH hợp tác với Daehan Motors triển khai bảo hiểm xe Teraco
-
VNFITE: Áp dụng minh bạch mô hình cho vay ngang hàng theo Nghị định 94/2025
-
Stavian Hóa chất lọt top 15 trong 100 nhà phân phối hóa chất lớn nhất toàn cầu
-
ITL khẳng định vị thế quốc tế tại Triển lãm Transport Logistic & Air Cargo Europe 2025
-
VIC đồng hành cùng giải thưởng Hubexo Asia Awards 2025
-
Sunhouse vươn tầm quốc tế từ chất Việt tiên phong