-
Bình Định thu hút dự án đầu tư đầu tiên trong năm 2025 -
Ưu đãi thực sự vượt trội cho công nghiệp bán dẫn -
"Vượt ngàn chông gai", kinh tế năm 2024 về đích ngoạn mục -
Ninh Thuận: 23 khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án -
Đầu tư các dự án truyền tải điện còn nhiều khó khăn -
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu ACV đẩy nhanh tiến độ Dự án thành phần 3 Sân bay Long Thành
Số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, trong năm 2024, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 164 dự án mới, đồng thời điều chỉnh 26 lượt đầu tư, với tổng vốn đầu tư đạt gần 664,8 triệu USD, tăng 57,7% so với năm 2023.
Như vậy là sau một năm 2023 khá trầm lắng, đầu tư ra nước ngoài đang có xu hướng tăng tốc trở lại. Tuy nhiên, con số vẫn chưa được như các năm trước, do thiếu vắng các dự án có quy mô lớn.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, năm 2024, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 16 ngành. Trong đó, vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào các ngành hoạt động chuyên môn, khoa học - công nghệ (chiếm 30,2% vốn, trong khi năm 2023 không có dự án nào thuộc ngành này); công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 21% vốn, gấp 8,7 lần cùng kỳ); sản xuất phân phối điện (chiếm 14,2%, tăng 12,1% so với năm 2023). Còn lại là các ngành khác.
Lào là địa bàn nhận được nhiều đầu tư nhất của các doanh nghiệp Việt Nam |
Còn nếu tính theo đối tác, thì có 31 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong năm 2024. Các nước thu hút đầu tư của Việt Nam nhiều nhất trong năm 2024, theo Cục Đầu tư nước ngoài, lần lượt là Lào (chiếm 28,8% vốn, tăng 62,2% so với năm 2023); Indonesia (chiếm 20,7% vốn, gấp 227 lần năm 2023); Ấn Độ (chiếm 13,5% vốn, gấp 59,7 lần cùng kỳ)…
Như vậy, lũy kế đến hết năm 2024, Việt Nam đã có 1.825 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư Việt Nam hơn 22,59 tỷ USD.
Trong suốt thời gian qua, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 18/21 ngành, tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (hơn 7 tỷ USD, chiếm 31% vốn); nông, lâm nghiệp, thủy sản (gần 3,4 tỷ USD, chiếm 15% vốn) và thông tin truyền thông (hơn 2,84 tỷ USD, chiếm 12,6% vốn).
Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (gần 5,7 tỷ USD, chiếm 25,1% vốn); Campuchia (gần 2,94 tỷ USD, chiếm 13% vốn); Venezuela (gần 1,83 tỷ USD, chiếm 8,1% vốn)…
-
Đầu tư các dự án truyền tải điện còn nhiều khó khăn -
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu ACV đẩy nhanh tiến độ Dự án thành phần 3 Sân bay Long Thành -
TP.HCM sẽ khởi công ít nhất một trung tâm logistics trước ngày 30/4/2025 -
Vốn FDI giải ngân năm 2024 đạt mức cao kỷ lục -
Doanh nghiệp Việt đầu tư 664,8 triệu USD ra nước ngoài trong năm 2024 -
Nghệ An trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án khu công nghiệp 1.200 tỷ đồng -
Kon Tum đã có 98 dự án đầu tư tại các khu kinh tế và khu công nghiệp
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên
- OCB thu hút doanh nghiệp FDI với các giải pháp tài chính số toàn diện
- Chuyển đổi số trong quản lý: Meey Group tiên phong với hệ thống BSC/KPI
- Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”