
-
Hàn Quốc đề xuất ngân sách bổ sung 8,5 tỷ USD nhằm bình ổn giá, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt
-
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
![]() |
Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính doanh số bán xe điện trên toàn thế giới sẽ đạt gần 14 triệu trong năm 2023. Ảnh: AFP/TTXVN |
Doanh số bán ô tô điện vẫn tiếp tục xu hướng tăng trưởng bền vững
Báo cáo "Triển vọng xe điện toàn cầu năm 2023" do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), công bố ngày 26/4, chỉ ra rằng, doanh số bán ô tô điện vẫn tiếp tục xu hướng tăng trưởng bền vững.
"Doanh số bán ô tô điện, bao gồm cả xe thuần điện (BEV) và xe lai hybrid (PHEV), đã vượt 10 triệu chiếc trong năm 2022, tăng 55% so với năm 2021", báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế nêu.
"Con số này – 10 triệu xe điện bán ra toàn cầu – vượt tổng số ô tô bán ra trên toàn Liên minh châu Âu (khoảng 9,5 triệu xe) và bằng gần một nửa tổng số xe bán ra ở Trung Quốc trong năm 2022", Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết.
Thuật ngữ "doanh số bán hàng" mà Cơ quan Năng lượng Quốc tế sử dụng trong báo cáo của mình là "ước tính về số lượng phương tiện mới chạy trên đường".
Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, năm 2022 thế giới đã có hơn 26 triệu ô tô điện lăn bánh, tăng 60% so với năm 2021.
Xe điện được xem là một phương tiện chủ chốt trong quá trình chuyển đổi sang các hình thức vận tải ít phát thải và không phát thải. Tuy nhiên, một số tổ chức vận động môi trường như Greenpeace tại Vương quốc Anh, lại có cái nhìn mờ nhạt về vai trò của xe điện.
Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, doanh số bán xe điện trên toàn thế giới sẽ đạt gần 14 triệu trong năm 2023.
"Sự tăng trưởng bùng nổ này có nghĩa là thị phần của ô tô điện trên thị trường ô tô nói chung đã tăng từ khoảng 4% vào năm 2020 lên 14% vào năm 2022 và dự kiến sẽ tăng thêm lên 18% trong năm nay", Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo.
Thị trường Trung Quốc chiếm ưu thế
Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu về doanh số bán ô tô điện. Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, hơn 50% tổng số ô tô điện hiện nay đang lăn bánh tại Trung Quốc.
"Tại châu Âu, thị trường lớn thứ hai thế giới, doanh số bán ô tô điện đã tăng hơn 15% trong năm 2022, nghĩa là cứ 5 ô tô bán ra thì có hơn 1 ô tô chạy điện", Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết.
Ông Fatih Birol, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế, cho biết: "Xe điện là một trong những động lực thúc đẩy nền kinh tế năng lượng toàn cầu mới đang nổi lên nhanh chóng - và chúng sẽ đem đến sự chuyển đổi lịch sử cho ngành sản xuất ô tô trên toàn cầu".
"Những xu hướng mà chúng ta đang chứng kiến có ý nghĩa quan trọng đối với nhu cầu dầu mỏ toàn cầu", ông Birol nhận xét. "Động cơ đốt trong đã không còn đối thủ trong hơn một thế kỷ qua, nhưng xe điện đang thay đổi cuộc chơi", Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế nhận xét.
"Đến năm 2030, chúng (xe điện - BTV) sẽ giúp tránh được nhu cầu sử dụng ít nhất 5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Ô tô điện cỡ nhỏ (từ 5 đến 7 chỗ - BTV) chỉ là làn sóng đầu tiên, xe buýt và xe tải điện sẽ trở thành các làn sóng tiếp theo", Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết.
Ấn Độ trở thành thị trường hấp dẫn
Cơ quan Năng lượng Quốc tế lưu ý, trong khi Trung Quốc, châu Âu và Mỹ là những "tay chơi" trên thị trường ô tô điện, thì các thị trường khác cũng đang có "những dấu hiệu đầy hứa hẹn".
"Doanh số bán ô tô điện bên ngoài các thị trường lớn nhìn chung thấp, nhưng năm 2022 là một năm tăng trưởng của thị trường Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia", Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết. "Nói chung, doanh số bán ô tô điện ở các quốc gia này đã tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2021, đạt 80.000 chiếc".
Ấn Độ đang chứng kiến sự "tăng tốc" của cả lĩnh vực xe thuần điện và sản xuất linh kiện. Cú hích tăng trưởng này đến từ một chương trình ưu đãi trị giá 3,2 tỷ USD của chính phủ Ấn Độ và từ đó kéo theo khoản đầu tư 8,3 tỷ USD.
Trong vài năm trở lại đây, một số nền kinh tế lớn công bố kế hoạch phát triển "xe xanh". Đơn cử, Vương quốc Anh muốn ngừng bán xe con và xe tải chạy bằng dầu diesel và xăng vào năm 2030 và yêu cầu, từ năm 2035, tất cả xe con và xe tải mới đều phải không khói.
Liên minh châu Âu mà Vương quốc Anh cũng đang tìm cách giảm lượng khí thải từ các phương tiện giao thông đường bộ.
Tại Mỹ, tiểu bang đông dân nhất California sẽ cấm bán các loại xe mới chạy bằng xăng vào năm 2035.
Tuy vậy, quá trình chuyển hướng từ bỏ ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch sang “xe xanh” không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Đơn cử, đã xuất hiện nhiều lo ngại rằng, mức độ tiếng ồn thấp hơn của xe điện có thể gây khó khăn cho những người có vấn đề về thị lực. Ngoài ra, việc đảm bảo tất cả mọi người có thể tiếp cận cơ sở hạ tầng sạc xe điện vẫn đang là vấn đề còn nhiều tranh cãi.

-
Tổng thống Trump báo hiệu thuế quan trả đũa Trung Quốc có thể sắp kết thúc -
ECB hạ lãi suất lần thứ bảy liên tiếp -
Microsoft lên kế hoạch cắt giảm nhân sự, tinh gọn bộ máy -
OECD quan ngại trước làn sóng cắt giảm viện trợ nước ngoài -
Lạm phát tại Anh giảm nhanh, BoE có dư địa "mạnh tay" cắt giảm lãi suất -
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn -
Trở ngại đưa chuỗi cung ứng trở lại nước Mỹ
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu