
-
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa ra mắt Sách trắng thương mại điện tử 2020, với nhiều thông tin chi tiết về thương mại điện tử Việt Nam và các nước trên thế giới.
![]() |
Quy mô thị trường thương mại điện tử B2C tại Việt Nam năm 2019 đã vượt 10 tỷ USD |
Sách trắng Thương mại điện tử 2020 tiếp tục cung cấp số liệu điều tra chính thức về tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng cũng như tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong cộng đồng.
Ngày 08 tháng 08 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 kèm theo Quyết định số 1563/QĐ-TTg. Thực hiện Quyết định số 1563/QĐ-TTg, các nhóm mục tiêu lớn đề ra tại Quyết định đã từng bước đạt được, thị trường thương mại điện tử Việt Nam từ một thị trường mới nổi trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển năng động nhất trong khu vực
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, năm 2019 là năm đánh dấu nhiều sự thay đổi của thương mại điện tử Việt Nam trong giai đoạn 5 năm thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 8/8/2016.
Với mức tăng trưởng cao của nền kinh tế với GDP đạt 7,02%, thương mại điện tử góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm cơ hội sản xuất và kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự lan tỏa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (công nghiệp 4.0).
Theo Sách trắng Thương mại điện tử 2020, năm 2019, số người Việt tham gia mua sắm trực tuyến đã cán mốc 44,8 triệu người, so với 30,3 triệu của năm 2015 và 32,7 triệu người năm 2016, 33,6 triệu của 2017 và 39,9 triệu người của năm 2018, lượng người tham gia mua sắm trực tuyến ngày càng gia tăng mạnh mẽ.
![]() |
Loại hình hàng hóa người Việt thường mua trên mạng và các kênh mua sắm trực tuyến. |
Giá trị mua sắm trực tuyến của một người trong năm qua đã tăng lên 225 USD/người/năm, trong khi 2015 mới dừng ở mức 160 USD/người/năm.
Doanh số bán lẻ thương mại điện tử B2C của Việt Nam trong năm 2019 đạt 10,08 tỷ USD, chiếm 4,9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước với 42% dân số tham gia mua sắm trực tuyến. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thuộc top 3 trong khu vực Đông Nam Á.

-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ -
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi -
EVN ký hợp tác với Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn