-
Lợi nhuận quý IV2024 của Sacombank tăng 68% -
Agribank tham gia hai dự án lớn về tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu -
Kinh doanh tích cực, TPBank được kỳ vọng tăng trưởng cao -
Thẻ Eximbank: Chìa khóa mở ra trải nghiệm độc đáo tại HOZO 2024 -
Chỉ số DXY vượt mốc 108 điểm, tỷ giá tăng áp lực -
USD neo cao trên đỉnh 13 tháng, giá vàng trồi sụt mạnh
Doanh thu bán bảo hiểm của ngân hàng giảm mạnh sau cuộc khủng hoảng niềm tin trong ngành bảo hiểm. Ảnh: Đ.T |
Doanh thu từ bán bảo hiểm giảm mạnh
Hậu quả từ cuộc khủng hoảng niềm tin trong ngành bảo hiểm có thể được nhìn thấy qua thu nhập từ bảo hiểm của một số ngân hàng trong 9 tháng năm 2023.
Trong số các nhà băng đã công bố báo cáo tài chính quý III/2023, chỉ có 8 ngân hàng đưa ra thông tin chi tiết về khoản mục thu nhập từ hoạt động bảo hiểm nằm trong thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Tuy nhiên, ngoại trừ PG Bank, tất cả đều ghi nhận doanh thu từ bảo hiểm giảm. Trong 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu bảo hiểm của 8 ngân hàng trên đạt 9.409 tỷ đồng, giảm 26,1% so cùng kỳ năm trước. Tình trạng này tương tự quý II/2023, khi các nhà băng trên ghi nhận doanh thu từ bảo hiểm giảm 24,2% so với cùng kỳ.
MB, ngân hàng dẫn đầu trong danh sách, đã chứng kiến doanh thu từ hoạt động bán bảo hiểm giảm 16,9%, còn 5.989 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2023. Doanh thu đi xuống kéo theo lãi thuần từ hoạt động bảo hiểm giảm 28,21%, còn 2.105 tỷ đồng. Cùng kỳ năm ngoái, bảo hiểm từng giúp MB mang về hơn 7.200 tỷ đồng doanh thu và hơn 2.900 tỷ đồng lãi thuần.
Các ngân hàng còn lại đều ghi nhận doanh thu từ hoạt động bảo hiểm sụt giảm sâu. Tỷ trọng doanh thu từ bảo hiểm trên tổng doanh thu dịch vụ đã giảm từ 38,7% trong 9 tháng đầu năm trước, xuống còn 27,8% trong cùng kỳ năm nay.
Chẳng hạn, tại SeABank, bảo hiểm từng chiếm gần 30% nguồn thu từ dịch vụ vào năm ngoái, thì trong nửa đầu năm nay, nguồn thu này giảm hơn 81% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, hoạt động kinh doanh bảo hiểm chỉ chiếm 9% doanh thu dịch vụ.
Một số ngân hàng như Techcombank, TPBank cũng chứng kiến tỷ trọng của bảo hiểm giảm sâu.
Siết kinh doanh bảo hiểm
Sau khủng hoảng niềm tin, các cơ quan chức năng đã vào cuộc để xử lý và chấn chỉnh thị trường bảo hiểm, bao gồm cả hoạt động bán chéo bảo hiểm (bancassurance). Trong nội dung Công văn số 7688/NHNN-TTGSNH vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về một số vấn đề liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, công tác kiểm soát/kiểm toán nội bộ, thì hoạt động đại lý bảo hiểm cũng là vấn đề cần được lưu tâm.
Đối với hoạt động đại lý bảo hiểm, công văn của NHNN yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm nghiêm túc chấp hành quy định về hoạt động đại lý bảo hiểm tại Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 và các nghị định liên quan. Đồng thời, nhà băng cân nhắc thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nhằm đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phân phối tới khách hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thay vì phân phối độc quyền.
Ngoài ra, NHNN yêu cầu các ngân hàng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm, trong đó lưu ý hoạt động đại lý bảo hiểm đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư; chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo tính răn đe. Đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, NHNN yêu cầu đảm bảo tư vấn đúng quy trình đã được hướng dẫn và các quy trình khác do doanh nghiệp bảo hiểm ban hành...
Trước đó, đầu tháng 10/2023, đại diện Bộ Tài chính cho biết đã thanh tra xong 6 doanh nghiệp bảo hiểm, đang làm việc với Manulife và một công ty khác. Dự kiến đến cuối năm, Bộ sẽ tiếp tục thanh tra thêm 6 doanh nghiệp theo đúng kế hoạch.
Mới đây, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 67/2023/TT-BTC hoàn thiện hơn các quy định về hoạt động đại lý bảo hiểm. Cụ thể, Thông tư yêu cầu phải ghi âm quá trình tư vấn sản phẩm bảo hiểm đầu tư, doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp tài liệu tóm tắt về sản phẩm, hỗ trợ bên mua hiểu thông tin trong hợp đồng.
Ngoài ra, để bảo vệ quyền chủ động tham gia của khách hàng, thông tư trên bổ sung quy định tổ chức tín dụng không được tư vấn, giới thiệu, chào bán, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư cho khách hàng trong thời hạn trước 60 ngày và sau 60 ngày kể từ ngày giải ngân toàn bộ khoản vay.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) đánh giá, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng là cần thiết, nhưng tư duy theo đuổi chất lượng mới là đón bẩy lớn nhất giúp thị trường này vực dậy sau khủng hoảng niềm tin.
Công ty Chứng khoán VCBS dự báo, lãi từ phí bảo hiểm cả năm nay sẽ giảm 10-15% so với năm ngoái, kéo theo lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng giảm tốc, chỉ có thể đạt mức tăng trưởng khoảng 10%.
Đánh giá thị trường, Công ty Chứng khoán KBSV cho rằng, trong ngắn hạn, ngành ngân hàng sẽ vẫn phải đối diện với những khó khăn từ làn gió ngược trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và hoạt động bancassurance. Do đó, nguồn thu từ mảng ngân hàng đầu tư và kinh doanh bảo hiểm cần thời gian để hồi phục.
-
Thẻ Eximbank: Chìa khóa mở ra trải nghiệm độc đáo tại HOZO 2024 -
Cơ hội vay vốn tiền tỷ với lãi suất từ 0% dành riêng cho các chủ shop -
Chỉ số DXY vượt mốc 108 điểm, tỷ giá tăng áp lực -
USD neo cao trên đỉnh 13 tháng, giá vàng trồi sụt mạnh -
Sacombank tích cực triển khai các giải pháp thanh toán không tiền mặt cho giao thông xanh TP.HCM -
Ngân hàng đối mặt với rủi ro công nghệ -
Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022, 2023
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up