-
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm trong năm 2025 -
BIDV sắp phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu trả cổ tức -
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần, lên hơn 1.257 điểm -
Công ty liên quan đến Chủ tịch Hà Quang Tuấn muốn rút toàn bộ vốn góp tại Hanoimilk -
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco
“Cuộc chiến” mới của các ngân hàng
Ngày 8/8, Ngân hàng ANZ tổ chức một bữa tiệc với khách hàng để giới thiệu về bảo hiểm sức khỏe của Manulife.
Ngân hàng ANZ đang chuẩn bị làm đại lý bảo hiểm cho Manulife. Ảnh: Đức Thanh |
Việc ngân hàng tổ chức gặp gỡ với khách hàng với mục đích bán bảo hiểm như ANZ không còn là chuyện lạ. Chiến lược “bám ngân hàng để bán bảo hiểm” đang được các doanh nghiệp bảo hiểm tận dụng triệt để và được cụ thể hóa bằng một loạt hợp đồng ký kết giữa hai bên.
Hiện có hơn chục ngân hàng tham gia làm đại lý bảo hiểm. Chẳng hạn, từ tháng 8 này, Ngân hàng SCB chính thức trở thành đại lý bảo hiểm của Generali Việt Nam. Trước đó, Techcombank cũng đã ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh bảo hiểm với Manulife và Generali Việt Nam.
Maritime Bank thì cung cấp sản phẩm của Bảo Việt và PTI. Còn Ngân hàng ANZ cung cấp sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ AIA.
Một loạt ngân hàng khác, như Citibank, Standard Chartered Bank, Techcombank, Maritime Bank, MB, ABBank, Agribank… cũng đang là đại lý bán bảo hiểm của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam…
Lãnh đạo một ngân hàng TMCP cho biết, trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng khó khăn như hiện nay, ngân hàng đang nỗ lực tăng doanh thu ở mảng dịch vụ, trong đó có bảo hiểm.
Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV, lợi thế của ngân hàng khi tham gia kinh doanh bảo hiểm là sự am hiểu về nhu cầu tài chính của khách hàng và mạng lưới chi nhánh sâu rộng. Đây cũng chính là lý do BIDV bắt tay với “đại gia” MetLife (Hoa Kỳ) để lập liên doanh bảo hiểm BIDV MetLife.
Tương tự, ông Chung Bá Phương, Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam cũng khẳng định, việc bắt tay với ngân hàng sẽ giúp Generali Việt Nam có cơ hội phục vụ số lượng lớn khách hàng thông qua mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng.
Theo quan sát của phóng viên Báo Đầu tư, các ngân hàng đang cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực này, nhất là các ngân hàng ngoại. Hầu hết khách hàng đến giao dịch tại các ngân hàng trên đều được tư vấn mua bảo hiểm.
Việc ngân hàng tham gia bán bảo hiểm là một xu thế tất yếu. Ở nhiều nước trên thế giới, như Italy, Đức, Pháp…, kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng chiếm tới 30 - 40% doanh số toàn ngành bảo hiểm. Ở nước ta, lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đang cạnh tranh rất gay gắt và kênh bán hàng truyền thống đang tăng trưởng chậm lại. Trong khi đó, kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng, dù mới chiếm 3 - 4% tổng doanh thu toàn ngành bảo hiểm, song lại tăng trưởng rất nhanh, với mức tăng 100 - 300%/năm, tùy từng doanh nghiệp.
Đã có “gậy” cho ngân hàng bán bảo hiểm
Từ đầu năm đến nay, doanh số bán bảo hiểm qua liên kết với ngân hàng của nhiều hãng bảo hiểm đã tăng rất mạnh. Không chỉ dừng ở việc thu tiền hộ như trước, các ngân hàng và các hãng bảo hiểm đã bắt tay cho ra mắt những sản phẩm trọn gói dành cho khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp.
Một vấn đề được nhiều người đặt ra là, khi bắt tay với các doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng liệu có chiêu trò “ép” khách hàng mua bảo hiểm?
Trên thực tế, nhiều khách hàng “tố” bị ngân hàng ép mua bảo hiểm rồi mới cho vay vốn hoặc bị “lồng ghép” sản phẩm bảo hiểm vào hợp đồng tín dụng mà họ không biết.
Để chấm dứt tình trạng trên và tránh những hệ lụy khác có thể phát sinh, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Đây là văn bản pháp lý đầu tiên hướng dẫn toàn diện hoạt động cung ứng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với tư cách là đại lý bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/9/2014.
Theo đó, các ngân hàng không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác, nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mà mình đang làm đại lý. Bên cạnh đó, ngân hàng không được tác động để khách hàng mua bảo hiểm cung cấp thông tin sai lệch hoặc không cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Đồng thời, không được xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.
Mở đại lý bảo hiểm: Ngăn nhà băng bắt cá hai tay Thông tư 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN có hiệu lực từ 1/9 tới đây quy định, ngân hàng không được đồng thời làm đại lý cho hai hãng bảo hiểm, không được xúi khách hủy hợp đồng dưới mọi hình thức. |
Hà Tâm
-
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Nợ thuế trên 50 triệu đồng trong 120 ngày có thể bị tạm hoãn xuất cảnh -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco -
Tâm lý bi quan bao trùm, VN-Index giảm hơn 11 điểm phiên 19/12 -
Săn tìm cổ phiếu “ngôi sao” năm 2025 -
Cổ đông Nhật Bản mạnh tay mua gom cổ phiếu Dược Hà Tây -
Hơn 83.100 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành được thanh toán gốc lãi đúng hạn
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up