-
Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới -
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh nông nghiệp -
Người của Keppel ngồi ghế Tổng giám đốc công ty con của Khang Điền -
Xi măng Thành Thắng vận hành dây chuyền 5, công suất 2,3 triệu tấn/năm -
TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi -
Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
Kim ngạch xuất khẩu dệt may 7 tháng năm 2024 so với cùng kỳ. |
Theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu dệt may trong tháng 7/2024 đạt 4,29 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 16,1% so với tháng trước.
Trong đó: Xuất khẩu xơ sợi dệt đạt 373,3 triệu USD, giảm 2,7%, hàng dệt may đạt 3,71 tỷ USD, tăng 13,7%, vải mành, vải kỹ thuật khác đạt 68,2 triệu USD, tăng 34,7%, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày đạt 135 triệu USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, tháng 7 là tháng đầu tiên trong năm 2024 kim ngạch xuất khẩu dệt may vượt mốc 4 tỷ USD và cũng là tháng có kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/2022.
Lũy kế 7 tháng năm 2024, xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam đạt 23,9 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ, tương ứng với mức tăng 1,33 tỷ USD.
Hầu hết các mặt hàng đều có sự cải thiện về kim ngạch xuất khẩu. Gồm: Hàng xơ sợi dệt đạt 2,53 tỷ USD, tăng 3,5%, hàng dệt may đạt 20,2 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ, vải mảnh, vải kỹ thuật khác đạt 458 triệu USD, tăng 18%, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày đạt 878 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau năm 2023 tăng trưởng âm, từ đầu năm nay, đơn hàng dệt may dần phục hồi, những thàng gần đây, mức độ phục hồi rõ rệt hơn, nhất là trong tháng 7. Tuy nhiên, so với các ngành xuất khẩu lớn như điện tử, máy tính và giày dép, dệt may vẫn có mức tăng trưởng thấp nhất.
Đơn cử: xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện tăng 30%, điện thoại và linh kiện tăng 12,3%, giày dép 10,1%, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 19%...
Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), xuất khẩu dệt may đang quay lại đà phục hồi, các doanh nghiệp đã có đơn đặt hàng đến hết quý III và cuối năm 2024, tuy nhiên, doanh nghiệp sản xuất cũng đang đối mặt với nhiều thách thức mới do khách hàng có thay đổi yêu cầu, thường đặt đơn hàng nhỏ, số lượng ít, đơn giá thấp, thời gian giao hàng ngắn.
Ở các thị trường như EU, Mỹ, yêu cầu về sản xuất xanh, bền vững từ nguyên liệu, lao động, thiết bị đến năng lượng, vận chuyển đều được luật hoá và triển khai đồng bộ.
Cùng đó, ngành dệt may Việt Nam cũng chịu áp lực ngày càng lớn về lao động để hoàn thành các đơn hàng cho mùa vụ cuối năm.
Từ giờ đến hết năm, nếu duy trì "phong độ" xuất khẩu hơn 4 - 4,2 tỷ USD/tháng, ngành dệt may có thể về đích với doanh thu 44-45 tỷ USD.
-
Xi măng Thành Thắng vận hành dây chuyền 5, công suất 2,3 triệu tấn/năm -
Doanh nghiệp ngoại mở rộng dịch vụ logistics -
TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi -
Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực -
CMC kích hoạt AI-X; Viettel Post mở công ty con tại Lào; GSM và Mai Linh lập chuỗi sửa xe -
Regal Group trao tặng 200 triệu đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai -
Canada kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá dây thép nhập từ Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/9 -
2 Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
3 Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
4 Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
5 Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam