
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
Chuyện không mới nhưng vẫn cần nhắc lại, hồi cuối năm 2014, hai sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất bị trang web The Guide to Sleeping in Airports liệt vào danh sách 10 sân bay tệ nhất châu Á, đã gây xôn xao dư luận.
![]() |
Ông Đỗ Chí Dũng sẽ là người ngồi ở vị trí CEO kỳ này |
Chưa biết tính xác thực của việc xếp hạng này đến đâu, nhưng một điều rõ ràng, rất nhiều khách hàng đã lên tiếng phàn nàn về chất lượng dịch vụ ở hai sân bay này. Tương tự, ngay cả các DN lớn, như Vinamilk, FPT, hay gần đây là Tân Hiệp Phát... cũng đã hơn một lần bị khách hàng phàn nàn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thậm chí còn bị kiện tụng, ảnh hưởng tới uy tín và doanh thu.
Với các DN chuyên cung cấp dịch vụ thì thường xuyên gặp phải sự phàn nàn.
Câu chuyện xảy ra ở một DN kinh doanh dịch vụ du lịch đã có thâm niên trên thị trường. Công ty này liên kết với một DN vận tải và một số đối tác để kinh doanh khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng. Ban đầu mọi việc diễn ra tốt đẹp và êm xuôi.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, khách hàng liên tục phàn nàn về chất lượng dịch vụ và cơ sở vật chất của hai nhóm đối tác trên, thậm chí khiếu nại đối với dịch vụ của công ty. Khủng hoảng lên tới đỉnh điểm khi có tới 3 sự cố về chất lượng dịch vụ trong 1 tháng và sự việc bị đưa lên báo chí. Kinh doanh của công ty xuống dốc nghiêm trọng, 50% hợp đồng đặt tour đã bị hủy, doanh thu giảm sút.
Trước tình hình trên, Hội đồng Quản trị của công ty đã ngồi lại với nhau để tìm giải pháp. CEO đề nghị công ty cần đầu tư vốn trực tiếp vào một số công ty vận tải hành khách, một số khách sạn bốn sao đang là đối tác ruột. Như vậy họ sẽ được tăng cường tài chính để nâng cấp dịch vụ, còn công ty thì có quyền tham gia vào hoạt động điều hành và kiểm soát được chất lượng dịch vụ của cả chuỗi cung ứng.
Nhưng các cổ đông lại kiên quyết phản đối ý tưởng của CEO và yêu cầu CEO tập trung theo hướng tìm biện pháp tăng cường kiểm soát chất lượng của các đối tác trong chuỗi cung ứng. Đồng thời, mở rộng tìm kiếm thêm các đối tác mới để bổ sung, thậm chí thay thế để làm mới chuỗi cung ứng.
Nếu rơi vào tình huống này, CEO sẽ phải làm như thế nào?
Có ý kiến cho rằng, DN cần phải dồn nguồn lực tập trung xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ theo chiều dọc và làm chủ các chuỗi cung ứng này để nâng cao chất lượng phục vụ.
Trong khi đó, CEO HELP International, cho rằng, nếu biết xử lý khéo, thì lời phàn nàn của khách hàng có khi lại là món quà cho DN. Các DN phải làm sao nâng cao chất lượng dịch vụ, bởi nếu hết mình với khách hàng, thì họ sẽ... “hết tiền” với DN.
Có rất nhiều cách xử lý khác nhau đối với chỉ một tình huống xảy ra cho DN. Chọn cách nào tùy thuộc vào tầm nhìn và tài năng của CEO và điều đó sẽ quyết định thành bại của DN. Chính vì thế, Chương trình CEO - Chìa khóa thành công kỳ này đã quyết định đưa ra tình huống tại DN dịch vụ du lịch kể trên, nhằm chia sẻ kinh nghiệm với các DN nhỏ và vừa Việt Nam gặp phải tình trạng tương tự. Ông Đỗ Chí Dũng sẽ là người ngồi ở vị trí CEO kỳ này để tranh luận với các cổ đông khác trong công ty. Chương trình phát sóng trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam vào 10h sáng Chủ nhật (5/4/2015) và phát lại vào 8h sáng thứ Hai (6/4).
Quý doanh nghiệp, doanh nhân có thể xem thông tin chi tiết về chương trình tại fanpage facebook: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme. Các chương trình lên sóng đều được phát online trên kênh CEOTVNEXT của Youtube.
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của nhãn hàng OTIV
Nhã Nam
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp -
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang