
-
Lãnh đạo Quảng Trị yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án LNG Hải Lăng
-
Những nút thắt cuối và tín hiệu tích cực cho 11 dự án BOT giao thông
-
Hút vốn đầu tư vào ngành điện
-
Siêu dự án 1,6 tỷ USD “tắc” vì quy hoạch
-
Hà Nội thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Sơn Hà giai đoạn 1 quy mô 5 ha -
EVN và tỉnh Đồng Nai bàn giải pháp gỡ vướng cho các công trình điện
Hội thảo Việt Nam - Nhật Bản: 40 năm hợp tác và phát triển tổ chức ngày 23/8 tại Bà Rịa - Vũng Tàu, được coi là một sự “mở đường” để tỉnh này đón dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản.
Thực tế, không chỉ Bà Rịa - Vũng Tàu, mà hầu hết các địa phương trong cả nước, từ Bình Định, Phú Yên, đến Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh… đều đang nhắm đến làn sóng đầu tư từ Nhật Bản, vốn đang gia tăng mạnh mẽ vào Việt Nam trong những năm gần đây.
![]() | ||
Cách đây chưa lâu, lãnh đạo tỉnh Bình Định vừa kết thúc chuyến xúc tiến đầu tư ở Nhật Bản. Còn trong Đề án thu hút đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2020, tầm nhìn 2030, được phê duyệt ngày 12/8/2013, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng đã khẳng định, Nhật Bản là đối tác đầu tư trọng tâm hàng đầu của tỉnh này.
Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), từ đầu năm tới nay, đã có 233 dự án đầu tư trực tiếp của Nhật Bản (bao gồm cả đầu tư mới và tăng thêm vốn) vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 4,1 tỷ USD.
Còn nếu tính lũy kế, tới ngày 20/7/2013, Nhật Bản có 2.014 dự án đầu tư tại Việt Nam, với 32,78 tỷ USD. Dù tính theo năm hay lũy kế, thì Nhật Bản cũng đang đứng đầu trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
Các dự án của Nhật Bản thường được đầu tư một cách nghiêm túc, nhanh và hiệu quả, lại chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo, gần đây tập trung vào công nghiệp hỗ trợ, là một trong những lý do chính khiến các địa phương rất “mặn mà” với đối tác lớn này.
Thêm vào đó, trong bối cảnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu đang có xu hướng tăng chậm lại trong thời gian qua, thì việc các doanh nghiệp Nhật Bản thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài được cho là cơ hội lớn để Việt Nam đón dòng vốn này.
Một thuận lợi khá cơ bản, đó là Việt Nam và Nhật Bản trong 40 năm trở lại đây có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp. Các đối tác Nhật Bản cũng luôn đánh giá cao tiềm năng, lợi thế của Việt Nam.
Song, đúng như ông Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã nói, quan trọng là chính sách của Việt Nam như thế nào.
“Cơ hội rất lớn để thu hút đầu tư từ Nhật Bản là Chính phủ vừa thông qua Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Đây là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Nhật Bản không có nghĩa vụ phải giúp Việt Nam phát triển, do vậy, nếu cơ chế, chính sách không hấp dẫn được nhà đầu tư, thì cũng khó có thể để họ đổ vốn vào Việt Nam”, ông Bá nói.
Ví dụ dễ thấy nhất, theo ông Bá, đó là Việt Nam muốn Nhật Bản giúp phát triển công nghiệp ô tô. Nhưng làm ô tô ở Việt Nam hiện đắt gấp nhiều lần so với ở Thái Lan, vì thế, Việt Nam phải có nhiều ưu đãi hơn nữa để bù đắp được sự “đắt đỏ” này, thì nhà đầu tư mới đổ vốn vào đây.
“Nếu cứ nay tăng thuế, mai tăng phí, chính sách thay đổi khó lường, thì cũng sẽ rất khó để nhà đầu tư lựa chọn Việt Nam”, ông Bá nói.
Một thông tin đáng mừng là, vào cuối tháng 7/2013, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức phát động Giai đoạn 5, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, nhằm tạo dựng một môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, minh bạch tại Việt Nam, qua đó, góp phần tăng cường thu hút đầu tư.
“Sáng kiến Giai đoạn 5 sẽ giúp giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong giai đoạn trước, cũng như bổ sung thêm các hạng mục mới, như hệ thống luật pháp chính sách; phát triển cơ sở hạ tầng; ổn định kinh tế vĩ mô; thuế; hải quan; ngân hàng… Việc thực hiện Sáng kiến Giai đoạn 5 sẽ góp phần hơn nữa cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam”, ông Takamura Kuniharu, đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản cho biết.
Nguyên Đức

-
EVN và tỉnh Đồng Nai bàn giải pháp gỡ vướng cho các công trình điện -
Vingroup khẳng định bố trí đủ vốn làm metro đến Cần Giờ -
Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước 31/12/2026 -
Bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ vật liệu xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành -
Quảng Ngãi dự kiến khởi công cầu Trà Khúc 1 gần 2.200 tỷ vào tháng 10/2025 -
Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án cao tốc -
Nghệ An: Doanh nghiệp đầu tư gần 600 tỷ đồng làm đường dây đưa điện từ Lào về Việt Nam
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ