-
TCE Vina Denim hợp tác với SP Group và Pebsteel khánh thành hệ thống điện mặt trời áp mái 5,2 MWp -
47/53 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch gia tăng mạnh trong năm 2024 -
Áp lực cạnh tranh lớn, lợi nhuận quý IV/2024 của Xi măng Hà Tiên (HT1) giảm 61% -
Năm 2024, Masan (MSN) hoàn thành gần 200% kế hoạch, lãi 1.999 tỷ đồng, tỷ lệ đòn bẩy ròng đạt 2,9x -
Quảng Ngãi: Doanh nghiệp thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 166 triệu đồng -
Tết sẻ chia - Xuân ấm áp: DongTam Group lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái
Nhà máy chế biến tôm xuất khẩu trong khu công nghiệp An Nghiệp (tỉnh Sóc Trăng) |
Báo cáo tổng hợp ý kiến doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh do tác động từ đại dịch COVID-19, được thực hiện bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại Cần Thơ cho biết, thời gian qua, doanh nghiệp trong vùng gặp nhiều khó khăn liên quan đến chi phí vận chuyển; chi phí cho mô hình “3 tại chỗ”; các chính sách, quy định phòng chống dịch giữa các tỉnh còn chưa đồng bộ; cũng như việc triển khai các gói hỗ trợ chưa hiệu quả…
Cụ thể, đối với mô hình “3 tại chỗ”, các doanh nghiệp được khảo sát phản ánh còn nhiều khó khăn, bất cập khi thực hiện. Theo đó, các doanh nghiệp nhỏ đa số đều phá sản hoặc ngừng hoạt động do không thuộc ngành thiết yếu; không thể duy trì sản xuất. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ không có điều kiện, hạ tầng để thực hiện mô hình “3 tại chỗ” cũng là một vấn đề cần quan tâm.
Đối với các doanh nghiệp lớn hơn, có thể thực hiện mô hình “3 tại chỗ” để duy trì sản xuất nhưng tình hình vẫn không khả quan mà chỉ có thể hoạt động cầm chừng. Đáng chú ý, đa số doanh nghiệp cho biết chỉ hoạt động được từ 5-10% công suất trong khi chi phí rất cao (quy định phải bình ổn giá, chi phí hỗ trợ người lao động, nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí vận chuyển…). Ngoài ra, công nhân làm việc bị giảm năng suất do tinh thần không ổn định, căng thẳng, áp lực, đảm nhận công việc ở vị trí khác (do thiếu hụt lao động).
Thêm vào đó, các doanh nghiệp đều lo ngại khi gãy chuỗi cung ứng, không cung ứng được cho khách hàng nước ngoài họ sẽ chuyển qua mua ở thị trường khác và sau này không tìm lại được khách hàng.
Liên quan đến vấn đề quy định cũng như chính sách chống dịch tại các tỉnh, các doanh nghiệp cho rằng còn nhiều bất cập khi giải quyết khó khăn của doanh nghiệp. Theo các doanh nghiệp, chính sách của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 là tốt nhưng có vấn đề trong thực thi ở các cấp. Các chính sách thiếu tính thực tiễn và thay đổi nhanh cũng khiến doanh nghiệp khó khăn trong thực hiện. Trong đó, có thể kể đến một số quy định bất cập như: quy định về hàng hoá thiết yếu còn mơ hồ; quy định về việc có giấy xét nghiệm âm tính; quy định về ra vào tỉnh, luồng xanh…
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phản ánh chưa nhận được hỗ trợ khi đề nghị chậm nộp thuế do nguồn tiền bị gián đoạn. Có trường hợp tỉnh chậm thông báo về các trường hợp dương tính khiến doanh nghiệp bị phong tỏa đột ngột. Nhiều doanh nghiệp được khảo sát cũng phản ánh việc chính quyền chậm thông tin đến doanh nghiệp trên địa bàn, thể hiện thái độ khi doanh nghiệp liên hệ nhờ hỗ trợ xử lý tình huống.
Đối với các gói hỗ trợ, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận được hỗ trợ từ Nghị quyết 68 NQ/CP từ năm ngoái. Các chính sách hỗ trợ về giảm lãi suất chỉ ở mức 0,5%-1% là quá ít đối với doanh nghiệp. Tình trạng thiếu vaccine khiến nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đến lượt dù nằm trong ngành thiết yếu…
Trước thực trạng nêu trên, các doanh nghiệp kiến nghị: Cần đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine, đồng thời xem xét điều chỉnh mô hình “3 tại chỗ” để phù hợp thực tiễn.
Các chính sách về giảm, giãn thuế; giảm lãi suất vay và gia hạn vay để giảm bớt gánh nặng của doanh nghiệp.
Hỗ trợ doanh nghiệp về chi phí vận chuyển như cước tàu, chi phí test COVID-19.
Nhanh chóng triển khai chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động chịu ảnh hưởng COVID-19.
Ngoài ra, cần có sự thống nhất của các địa phương trong vùng ĐBSCL về các chính sách phòng chống dịch.
-
TCE Vina Denim hợp tác với SP Group và Pebsteel khánh thành hệ thống điện mặt trời áp mái 5,2 MWp -
47/53 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch gia tăng mạnh trong năm 2024 -
Áp lực cạnh tranh lớn, lợi nhuận quý IV/2024 của Xi măng Hà Tiên (HT1) giảm 61% -
Năm 2024, Masan (MSN) hoàn thành gần 200% kế hoạch, lãi 1.999 tỷ đồng, tỷ lệ đòn bẩy ròng đạt 2,9x
-
Quảng Ngãi: Doanh nghiệp thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 166 triệu đồng -
Tết sẻ chia - Xuân ấm áp: DongTam Group lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái -
Doanh nghiệp xi măng chưa thấy dấu hiệu thoát cơn bĩ cực -
Xử lý vấn đề chưa dự liệu được hết khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy -
Doanh nghiệp cảng biển trước cơ hội bứt tốc -
Chính phủ thống nhất trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
EVNSPC: Đóng điện thành công 3 công trình 110 kV trước Tết Ất Tỵ
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green