Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Đồng nhất về thể chế trong bảo vệ cây trồng
- 28/08/2015 13:55
 
Ngành công nghiệp bảo vệ cây trồng tại châu Á đang hỗ trợ mạnh mẽ sự đồng nhất về thể chế, đặc biệt là trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến được hình thành cuối năm nay.
TIN LIÊN QUAN

Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp với khoảng 50% số lao động làm việc trong ngành này và 70% dân số sống tại nông thôn. Theo báo cáo của Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá trị sản xuất nông nghiệp đã tăng 2,3% và đóng góp của toàn ngành cho GDP cả nước đã tăng 2,6% trong năm 2013.

Công nghệ bảo vệ cây trồng giúp Việt Nam đạt được những bước tiến lớn trong việc thực hiện những mục tiêu trọng yếu về an ninh lương thực và phát triển bền vững. Việc ứng dụng các quy chuẩn hợp nhất để bảo vệ cây trồng cũng tạo ra rất nhiều cơ hội để phát huy tối ưu tiềm năng của nông nghiệp Việt Nam cũng như nội khối ASEAN. Việc này giúp giảm sản xuất dư thừa, cải thiện năng lực cạnh tranh trong khối ASEAN, giảm lãng phí những nguồn tài nguyên quan trọng và thúc đẩy các cuộc thử nghiệm các quy trình sản xuất mới.

TS. Siang Hee TAN, Giám đốc điều hànhc CropLife Asia
TS. Siang Hee TAN, Giám đốc điều hànhc CropLife Asia

 

Công nghệ bảo vệ cây trồng là một chất xúc tác đẩy mạnh sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam và toàn khu vực thông qua gia tăng sản lượng cây trồng, giúp bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá, cũng như đảm bảo được việc phòng chống dịch bệnh, sâu bệnh và cỏ dại cho cây trồng.

Trên cơ sở đó, người nông dân, các công ty thực phẩm cũng như người tiêu dùng tại Việt Nam và khối ASEAN sẽ được hưởng lợi rất nhiều, khi khung thể chế hợp nhất về bảo vệ cây trồng được áp dụng trọng khu vực. Việc đồng nhất này sẽ giúp giảm thiểu quy trình giao dịch phức tạp, giúp nông dân tiếp cận công nghệ hiện đại, tăng đầu tư nghiên cứu và cải thiện năng lực thể chế. 

Hỗ trợ nhà nông cũng như giúp họ thành công hơn trong sản xuất được coi là một trong nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố, nông nghiệp Việt Nam cần được tái cấu trúc, bao gồm việc xây dựng 10 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên toàn quốc vào năm 2020, tập trung vào sự đổi mới, chuyển giao công nghệ cũng như cải thiện kỹ năng trồng trọt.

Sự đồng nhất thể chế về bảo vệ cây trồng trong ASEAN sẽ hỗ trợ những mục tiêu trên và giúp nông dân Việt Nam và khu vực được hưởng lợi nhiều nhất thông qua việc được tiếp cận những công nghệ tiên tiến và các sáng kiến trong bảo vệ cây trồng; giúp nông dân loại bỏ sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái, gây hại tới môi trường, cũng như làm giảm sản lượng cây trồng và thúc đẩy kinh doanh thuận lợi nhờ việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng đồng nhất. 

Sự đồng nhất về thể chế trong bảo vệ cây trồng trên toàn ASEAN sẽ cung cấp một đòn bẩy quan trọng thông qua việc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển trong bảo vệ cây trồng tại Việt Nam và ASEAN, cũng như hỗ trợ ngày càng nhiều nông dân Việt Nam tiếp cận công nghệ hiện đại và các sáng kiến trong nông nghiệp. 

Sự hình thành AEC vào cuối năm nay chính là cơ hội to lớn giúp tối đa hóa thế mạnh đặc thù của khu vực. Điều đó đồng nghĩa rằng, ngành nông nghiệp Việt Nam phải được quan tâm đúng mức để có thể khai thác triệt để tiềm năng. Sự đồng nhất thể chế trong việc bảo vệ cây trồng là một thành tố quan trọng, nhằm đảm bảo sự thành công của ngành nông nghiệp trong tương lai, thúc đẩy kinh tế phát triển và đảm bảo an ninh lương thực tại Việt Nam cũng như ASEAN.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư