-
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
VNSteel tiến vào kỷ nguyên xanh
Nâng giá trị, đa dạng hóa ngành hàng sen và hoa, cây cảnh Đồng Tháp
Theo Hội Ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp, thời gian qua, với việc đẩy mạnh hoạt động chế biến, các sản phẩm chế biến từ sen của Đồng Tháp phát triển đa dạng về chủng loại và mẫu mã, bao bì. Trong đó, có 1 sản phẩm OCOP đạt 5 sao, 20 sản phẩm đạt 4 sao, 28 sản phẩm đạt 3 sao và nhiều sản phẩm chế biến tiềm năng khác. Hội cũng đã tổ chức tọa đàm giải pháp xây dựng chuỗi giá trị đặc hữu cho ngành hàng sen Đồng Tháp và ký kết hợp tác cung ứng nguyên liệu và ẩm thực sen Đồng Tháp giữa Hội Ngành hàng sen Đồng Tháp và Amor Group.
Tuy có đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã, song lĩnh vực chế biến ngành hàng sen còn một số tồn tại như: sản phẩm trùng lắp giữa các đơn vị dẫn đến sự cạnh tranh nội bộ của ngành hàng, làm giảm khả năng định vị thị trường và kém hiệu quả trong quảng bá, xúc tiến thương mại; khó khăn trong việc quản lý vùng trồng, phòng ngừa bệnh hại trên cây sen, bảo quản sau thu hoạch...
Ông Lê Văn Bo đang canh tác trên 30 ha sen trực thuộc tổ hợp tác Sen Lê Bo tại huyện Cao Lãnh cho biết, để nâng cao hiệu quả ngành sen bền vững giúp người dân sống được và vươn lên từ nghề sen, bên cạnh sự hỗ trợ đắc lực của các ngành chức năng về kỹ thuật, giống và công nghệ theo hướng hữu cơ, người dân cần tìm tòi, nghiên cứu và học hỏi thêm tay nghề để đưa ra nhiều sản phẩm có chất lượng, giá thành hợp lý cung ứng cho thị trường và du khách.
Tổ hợp tác Sen Lê Bo cũng đang xúc tiến đưa cánh đồng sen vào làm du lịch trải nghiệm sinh thái phục vụ du khách vào dịp Lễ Quốc khánh năm nay để tăng giá trị ngành hàng sen cho địa phương.
Mô hình trồng Sen hữu cơ tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp |
Song song đó, tỉnh Đồng Tháp cũng vừa thông qua Kế hoạch phát triển ngành hàng hoa kiểng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 vừa được UBND tỉnh ban hành.
Theo đó, mục tiêu cụ thể với giá trị sản xuất ngành hàng hoa kiểng đạt 7.000 tỷ đồng. Diện tích trồng hoa, cây cảnh toàn tỉnh đạt trên 3.500 ha, chủ yếu tập trung ở TP. Sa Đéc (trên 1.100 ha); huyện Lai Vung (trên 1.500 ha), huyện Lấp Vò (trên 450 ha), TP. Cao Lãnh (50 ha).
Đồng thời thực hiện khảo nghiệm, chọn lọc và chuyển giao cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu từ 2 - 3 giống hoa, kiểng mới phù hợp điều kiện tự nhiên, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; thực hiện chỉ dẫn địa lý cho một sản phẩm hoa, kiểng đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp.
Tuy vậy, ông Trần Thanh Hùng, Chủ nhiệm Hội quán “Cùng nhau làm du lịch”, chủ homestay Ngôi nhà Hoa Ếch, TP. Sa Đéc cho biết, năm 2023, ngành hoa kiểng gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, vụ hoa Tết 2024 đang chuẩn bị xuống giống, với dự báo khả năng tiếp tục sụt giảm. "Người trồng hoa kiểng rất cần sự hỗ trợ, nhất là giảm lãi suất kịp thời để kịp có hàng phục vụ Festival hoa lần thứ 1 tại Sa Đéc vào cuối năm nay", ông Hùng nói.
Phát triển các mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững
Phát triển kinh tế ngành hàng vịt trên ruộng lúa cũng được Đồng Tháp tập trung phát triển, nhất là những địa phương có tiềm năng.
Với mục tiêu tăng dần số hộ chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, thời gian qua, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp đã triển khai nhiều giải pháp trong phát triển ngành hàng vịt theo hướng bền vững. Đồng thời định hướng hình thành các tổ hợp tác chăn nuôi vịt và các mô hình chăn nuôi vịt kiểu mẫu; xây dựng mối liên kết theo chuỗi giá trị, kết nối sản xuất - tiêu thụ giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp theo hướng bền vững.
Cùng với sự vào cuộc của ngành chức năng và chính quyền địa phương, người sản xuất với sự dẫn dắt của doanh nghiệp, hợp tác xã và hội quán, tổ hợp tác đã bắt đầu chuyển hướng sang áp dụng các mô hình sản xuất lúa theo hướng an toàn, tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới như: giảm lượng giống gieo sạ, áp dụng máy sạ cụm và bón vùi phân hữu cơ, sử dụng biện pháp tưới tiêu chủ động, nuôi xen canh vịt vào ruộng lúa giúp hỗ trợ quản lý cỏ dại, loại trừ sinh vật gây hại...
Đặc biệt là mô hình nuôi trữ cá đồng mùa lũ. Đây sẽ là đòn bẩy quan trọng góp phần tăng lợi nhuận sản xuất thay vì tập trung vào sản lượng. Hiện nhiều nông dân trồng lúa trên địa bàn huyện Tam Nông áp dụng rộng rãi các mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, canh tác lúa an toàn, giảm phát thải nhà kính.
Một số mô hình sản xuất lúa an toàn, hiệu quả đang được triển khai ở các địa phương như: mô hình canh tác nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ gắn với liên kết tiêu thụ nông sản ở xã Phú Thành A và Tân Công Sính; mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP thuộc Dự án GIC tại Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Phú Thọ, xã An Long; mô hình ứng dụng máy sạ cụm kết hợp sản xuất lúa hướng hữu cơ được triển khai tại các xã: Phú Đức, Tân Công Sính và Phú Thành A...
Các mô hình đang từng bước giúp nông dân thay đổi tư duy, tập quán canh tác, góp phần đưa nông nghiệp phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững.
Mới đây, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Tam Nông thăm cơ sở sản xuất gạo lứt và bột gạo lứt huyết rồng Năm Đấu và mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái lúa, cá, vịt ở xã Phú Thành A. Bộ trưởng bày tỏ niềm vui và biểu dương ý tưởng của lão nông Năm Đấu (Lê Văn Đấu). Bởi đây là cơ sở sản xuất khép kín từ trồng lúa huyết rồng đến xay gạo, sản xuất bột gạo huyết rồng đóng gói thành phẩm.
Cơ sở sản xuất Năm Đấu đã đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại để sản xuất sản phẩm chất lượng, an toàn. Cơ sở hiện có 3 sản phẩm “gạo lứt huyết rồng”, “bột gạo lứt huyết rồng” và “gạo lứt huyết rồng sấy” đạt chứng nhận OCOP 3 sao tỉnh Đồng Tháp. Ngoài ra, cơ sở còn nấu cơm, cháo từ gạo huyết rồng bán và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao tính sáng tạo, nhạy bén của nông dân và hiệu quả bước đầu của mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ kết hợp nuôi vịt và cá trên ruộng. Đồng thời đề nghị địa phương và nông dân tiếp tục phát triển, mở rộng sản xuất lúa, vịt, cá theo đúng quy trình hữu cơ tuần hoàn, giảm phát thải, tăng lợi nhuận…
Để kinh tế Đồng Tháp phục hồi và tăng trưởng bền vững
Đẩy nhanh chuyển đổi số trên lĩnh vực các kinh tế, ngành hàng của tỉnh đang là động lực và quyết tâm chuyển đổi mạnh của Đồng Tháp, để nâng giá trị kinh tế và tăng trưởng bền vững, đủ sức hội nhập và cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Doanh nghiệp Đồng Tháp tham gia Chương trình Giao thương Doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc |
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh, hoạt động kinh doanh thương mại phong phú và đa dạng, hàng hóa trên thị trường tiếp tục phát triển tốt. Hạ tầng thương mại ngày càng mở rộng. Công tác quảng bá, xúc tiến thương mại được tỉnh đẩy mạnh, có nhiều chuyển biến, nhiều sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP được phân phối vào hệ thống siêu thị lớn.
Thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh phân phối quan trọng; có hơn 300 mặt hàng đặc sản địa phương của 60 cơ sở tham gia giao dịch trên 5 sàn thương mại điện tử uy tín như: Voso, Postmart, Lazada, Shopee, Sendo.
Trung tâm giới thiệu đặc sản và quảng bá du lịch Đồng Tháp tại Hà Nội và Phú Quốc tiếp tục phát huy vai trò. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ năm 2023 ước đạt 126.590 tỷ đồng, bình quân 3 năm (2021 - 2023) tăng trưởng 8,5%/năm.
Theo ngành thống kê tỉnh Đồng Tháp, từ đầu năm đến nay, hoạt động xuất khẩu của Đồng Tháp đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận trong thời kỳ khó khăn do đại dịch Covid-19.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (không tính xăng dầu tạm nhập tái xuất) ước đạt 1.535 triệu USD (đạt gần 96% kế hoạch), bình quân 3 năm (2021 - 2023) tăng trưởng 14,1%/năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh đều đạt mức tăng trưởng tốt. Mặt hàng thủy sản từng bước nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng theo hướng toàn cầu hóa và đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất của tỉnh (năm 2023 ước đạt 1 tỷ USD). Hoạt động nhập khẩu tiếp tục phát triển với kim ngạch năm 2023 ước đạt 810 triệu USD (vượt chỉ tiêu kế hoạch), bình quân 3 năm (2021 - 2023) tăng trưởng 29%/năm; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu biên mậu bình quân 3 năm (2021 - 2023) tăng trưởng 8,4%/năm.
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, để đạt được tăng trưởng cả năm 2023 là 7,5%, 6 tháng cuối năm phải đạt được mức tăng 8,88% và đề ra 2 kịch bản tăng trưởng sát với tình hình. Quan điểm phải quyết tâm cao hơn để đạt chỉ tiêu đề ra, trong đó, tăng cường công tác quản lý, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; phát huy tinh thần đoàn kết, nhất trí cao trong thực hiện nhiệm vụ, không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp rà soát các nhiệm vụ, chỉ tiêu chưa đạt để đánh giá, phân tích nguyên nhân cụ thể. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, tình hình thiên tai, cung ứng lao động... để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như hỗ trợ người dân sản xuất, kinh doanh.
-
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
Xoay vốn cho chuyển đổi kép
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025