-
Ngân hàng lại rao bán 400 khoản nợ vay tiêu dùng để thu hồi nợ -
Ngân hàng sụt giảm “của để dành” -
VIB: Lợi nhuận 2024 hơn 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng 22%, dẫn đầu ngành -
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank -
ACB đạt hơn 21.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Mua trái phiếu phát hành ra công chúng của nhà băng, nhà đầu tư cần lưu ý rủi ro nào?
Đồng won (Nguồn: Yonhap) |
Những ảnh hưởng tiêu cực của chuỗi cung hàng hoá toàn cầu đến kinh tế Hàn Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã khiến đồng won của nước này, vốn là đồng tiền dễ biến động nhất ở châu Á, rớt xuống các mức thấp nhất trong hơn hai năm qua.
Bên cạnh đó, đồng tiền này còn chịu tác động từ mối lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đồn đoán Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) sẽ sớm hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.
Trong năm nay, đồng nội tệ của Xứ kim chi đã giảm gần 6% so với đồng USD.
Hồi tháng trước, đồng won đã giảm xuống mức gần 1.200 won/USD, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2017, khi căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế nhất nhì thế giới tiếp tục leo thang và đồng Nhân dân tệ (RMB) của Trung Quốc đe doạ rớt khỏi ngưỡng 7 RMB/USD.
Nhà kinh tế Park Sang-hyun, ở Hi Investment & Securities tại Seoul, nhận định không chỉ lòng tin về triển vọng kinh tế toàn cầu, mà tiến trình đàm phán thương mại Mỹ - Trung cũng là nhân tố tác động đến đồng won.
Nhà kinh tế này dự báo nếu căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục tăng nhiệt, với các màn đánh thuế hàng hóa lẫn nhau, tỷ giá giữa đồng won và USD khó giữ ở mức 1.250 won/USD.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) diễn ra cuối tháng Sáu này tại Osaka, Nhật Bản, sau khi các cuộc đàm phán song phương lâm vào bế tắc hồi tháng Năm, nhưng phía Trung Quốc vẫn chưa xác nhận cuộc gặp này.
Bất chấp những kỳ vọng của dư luận về triển vọng lãnh đạo hai nước có thể khởi động những nỗ lực giải quyết thế bế tắc hiện nay Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross ngày 11/6 cho rằng Hội nghị G20 không phải là nơi gặp gỡ để đạt tới một "thỏa thuận cuối cùng".
Các nhà kinh tế học của ING dự báo bất đồng thương mại và sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu sẽ khiến 2019 trở thành năm tồi tệ nhất đối với hoạt động thương mại kể từ sau cuộc khủng hoảng 2008-2009, với mức tăng trưởng dự kiến chỉ 0,2%.
-
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank -
ACB đạt hơn 21.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Mua trái phiếu phát hành ra công chúng của nhà băng, nhà đầu tư cần lưu ý rủi ro nào? -
Petrovietnam và PVcomBank lần thứ hai liên tiếp cùng Hà Nội tổ chức trình diễn ánh sáng nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long” -
Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
CBBank đổi tên thành Ngân hàng Ngoại thương Công nghệ số (VCBNeo) -
BAOVIET Bank 2024: Tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
-
1 Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
2 Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
3 Giá nhà ở và đất nền có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 -
4 Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/1
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt