-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
“Bơm vốn mà thiếu cát” cũng không thể kích tổng cầu
Tổng cầu thấp, hay nói đơn giản là thị trường khó khăn đang là thách thức lớn cho mục tiêu tăng trưởng quý IV tới, cũng như cả năm. TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh. Tuy nhiên, dồn sức cho tổng cầu thế nào đang là vấn đề được các chuyên gia bàn tới.
“Hiện nay, dư địa chính sách tiền tệ hẹp lắm, chỉ nên dựa vào tài khóa, nhưng cần đặt vấn đề một cách khác đi, để chọn giải pháp ưu tiên phù hợp. Quan điểm của tôi, nguyên tắc là phải thông suốt, thông mạch”, TS. Thiên chia sẻ quan điểm khi nhắc tới ách tắc, chậm trễ trong đầu tư công.
TS Trần Đình Thiên: "Sự va chạm giữa tốc độ làm đường và khả năng cung ứng vật liệu cũng là nguyên nhân làm chậm giải ngân đầu tư công" |
Trong nhiều phân tích, sự chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công là do vướng mắc pháp lý, rắc rỗi trong thủ tục... Song, ông Thiên đang nhìn thấy ách tắc từ “sự va chạm giữa tốc độ làm đường và khả năng cung ứng vật liệu để làm đường, khiến giá cả, nguồn cung các loại vật liệu tăng lên, ảnh hưởng đến bài toán tài chính của các dự án.
Hệ quả là doanh nghiệp rơi vào thế rủi ro, vì chủ đầu tư thúc ép tiến độ, thị trường thúc ép chi phí. Địa phương thì bị áp lực về nguồn cung vật liệu xây dựng, nếu không có sự thận trọng, hệ lụy sụt lún, ảnh hưởng môi trường.
“Tôi muốn đặt vấn đề như vậy để thẳng thắn bóc tách các khó khăn khi tìm giải pháp. Với sự va chạm trên, thì nếu bơm vốn mà không thông với nguồn vật liệu xây dựng, thì không thể kích tổng cầu được”, ông Thiên nói.
Đây là lý do ông cho rằng, lúc này, giải pháp “có đủ cát cho làm đường” quan trong không kém tháo gỡ thủ tục pháp lý. “Tư duy như vậy sẽ có cách giải quyết vấn đề rõ ràng”, TS. Thiên bày tỏ quan điểm trong bối cảnh đang có những đề xuất cho phép nhập khẩu cát từ Campuachia làm vật liệu thay thế, bổ sung thiếu hụt.
Theo ông Nguyễn Gia Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TNT Group, trung bình mỗi ngày Công ty nhập khẩu 15.000- 20.000 khối cát từ đối tác cung ứng cát doanh nghiệp Campuchia. Đây cũng là một trong những doanh nghiệp có trữ lượng cát được cấp phép khai thác lớn nhất tại Campuchia, lên tới 100.000.000 khối. Nguồn cát này hoàn toàn có thể đáp ứng cho nhu cầu của các dự án đường cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long cả về số lượng, chất lượng, yêu cầu kỹ thuật cũng như giá.
“Tuy nhiên, trở ngại lớn là cát nhập khẩu chưa được đưa vào danh mục vật liệu xây dựng đường cao tốc”, ông Long nói và cho biết đang đề xuất Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương về việc đưa nguồn cát nhập khẩu từ Campuchia trở thành một giải pháp thay thế cho nguồn cát thiếu hụt tại các công trình đường cao tốc ở đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh các giải pháp tiếp tục thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm TS. Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đề xuất giải pháp tín dụng thuế đầu tư (investment tax credit).
Đây là một hình thức cam kết hoàn thuế dựa trên chi phí đầu tư vào những lĩnh vực mà nhà nước muốn khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia.
Thêm vào đó, TS. Thế Anh cũng ủng hộ quan điểm ưu tiên dành nguồn lực phát triển và thúc đẩy các dự án nhà ở xã hội, xây dựng bổ sung trường học công, đáp ứng nhu cầu thực cũng là giải pháp cần thiết để khơi thông lại thị trường bất động sản và các ngành nghề liên quan.
Hỗ trợ người lao động, hỗ trợ an sinh chính là cứu doanh nghiệp
Thực tế, sự suy giảm hoặc tăng chậm các thành phần của tổng cầu vẫn là nguyên nhân chính khiến tăng trưởng GDP nửa đầu năm 2023 ở mức thấp. Trong đó, giảm mạnh nhất là xuất khẩu, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đến đầu tư tư nhân và một phần tiêu dùng.
Một phần khác là đà phục hồi tiêu dùng không còn mạnh như thời điểm ngay sau dịch Covid-19 do hiệu ứng “tiêu dùng trả thù” giảm và thu nhập của một số bộ phận người dân cũng bị giảm từ cuối năm 2021.
Với bối cảnh này, giới chuyên gia kinh tế cũng đồng thuận với các nhà hoạch định chính sách rằng, đầu tư công và một số lĩnh vực dịch vụ đang đóng vai trò ‘cứu cánh’ cho tăng trưởng. Đặc biệt, chính sách tài khóa nghịch chu kì – tăng cường chi tiêu/giảm thuế trong thời kì khó khăn, cắt giảm chi tiêu/tăng thuế trong thời kì thuận lợi đang là khuyến nghị chung của các chuyên gia, khi dư địa của chính sách tiền tệ đã “quá hẹp”.
TS. Phạm Thế Anh: Các chính sách an sinh xã hội và thúc đẩy tiêu dùng nội địa cần phải được chuẩn bị sẵn sàng trong bối cảnh thu nhập của người dân giảm sút và nhiều doanh nghiệp sa thải lao động |
TS. Phạm Thế Anh cho rằng, Việt Nam đang có những thuận lợi nhất định trong khi hầu hết các nước trên thế giới đang phải đối mặt với vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công tăng cao, phải bắt đầu tích lũy xây dựng lại đệm tài khóa sau đại dịch.
“Các chính sách an sinh xã hội và thúc đẩy tiêu dùng nội địa cần phải được chú trọng và chuẩn bị sẵn sàng trong bối cảnh thu nhập của người dân giảm sút và nhiều doanh nghiệp sa thải lao động”, TS. Anh đề xuất.
Các biện pháp này có thể bao gồm trợ cấp thu nhập cho hộ nghèo và người bị mất việc, giảm thuế VAT đối với hàng thiết yếu nội địa, cho vay trả lương để doanh nghiệp giữ chân người lao động, và giảm bớt gánh nặng thuế thu nhập cá nhân.
TS. Thiên đặc biệt nhấn mạnh tới tư duy mới trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội, theo nghĩa, đây không phải là “hành vi nhân đạo”, “cứu người lao động”, mà chính là “cứu doanh nghiệp”.
“Người lao động có tiền thì mới mua hàng, mới kích thích thị trường trong nước – chính là thị trường chính của các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu thị trường trong nước sôi động thì doanh nghiệp sống, nền kinh tế sống. Chúng tôi muốn đặt vấn đề như vậy, cách tiếp cận khác đi thì giải pháp sẽ khác. Vì vậy, tại sao chúng tôi nhấn mạnh nhiều tới các giải pháp an sinh xã hội, hỗ trợ người thất nghiệp, người lao động thu nhập thấp... trong các giải pháp cứu tổng cầu”, ông Thiên làm rõ.
Cùng với các đó, các giải pháp nâng mức thu nhập chịu thuế và giảm trừ gia cảnh, giảm bớt bậc thuế và hạ thuế suất thu nhập cá nhân cũng tiếp tục được nhấn mạnh cần làm ngay, vì đã đề cập, nhưng chưa thực hiện.
Chính sách này sẽ không chỉ giúp người dân trong nước bù đắp được phần nào chi phí sinh hoạt tăng nhanh trong những năm qua, mà còn là biện pháp góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam có thể tham gia áp thuế tối thiểu toàn cầu đối với các doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian tới.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"