
-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp
-
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo
-
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia
“Đúng, Bphone là một dự án đầu tư mạo hiểm”, ông Nguyễn Tử Quảng, Nhà sáng lập, kiêm Tổng giám đốc Bkav thừa nhận. Dự án Bphone của Bkav được thực hiện từ năm 2009, đã tiêu tốn hơn 500 tỷ đồng và Bkav vẫn đang bù lỗ cho sản phẩm này. Hiện chưa có tín hiệu tích cực gì về tương lai của Bphone. Vậy lý do gì để ông Nguyễn Tử Quảng tiếp tục theo đuổi dự án? “Chúng tôi tự đặt ra một sứ mệnh, một chiến lược dài hạn cho chính mình”, ông Quảng tiết lộ.
![]() |
Giới trẻ trải nghiệm smartphone “made in Việt Nam” của Bkav |
Sứ mệnh của Bkav là tạo ra nền sản xuất, công nghiệp sản xuất smartphone cho Việt Nam. “Tôi muốn tạo ra hình mẫu rằng, người Việt Nam có thể phát triển bằng chất xám, trí tuệ, thay vì bám vào tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Nếu tôi thành công với Bphone, thì đó sẽ là nguồn cảm hứng cho nhiều doanh nghiệp, bạn trẻ khởi nghiệp, mạnh dạn cạnh tranh với các tập đoàn hàng đầu trên thế giới”, ông Quảng nói.
Bkav không kỳ vọng có sản lượng lớn, có lãi ngay, mà mục tiêu chính của giai đoạn này là chinh phục lòng tin của người tiêu dùng. “Chúng tôi muốn chinh phục người tiêu dùng một cách bài bản, chứ không muốn theo kiểu ăn may”, ông Quảng khẳng định.
Sứ mệnh, chiến lược dài hơi mà ông Quảng nói đến là muốn Bkav trở thành một nhà sản xuất công nghệ độc lập. “Khát vọng lớn nhất của chúng tôi là định vị thương hiệu Bphone, nghĩa là nhắc đến smartphone tại Việt Nam là nhớ tới Bphone, giống như nói đến smartphone của Mỹ thì nhớ đến iPhone hay nói đến smartphone Hàn Quốc là nhớ tới Samsung. Vì thế, Bkav chấp nhận lỗ để xây dựng thương hiệu và kỳ vọng trong tương lai không xa, Bphone có thể vượt qua hai thương hiệu trên”, ông Quảng chia sẻ.
Đối với chiến lược sản phẩm, lý giải nguyên nhân vì sao không chọn cách đi dễ là làm ra một sản phẩm giá rẻ để thâm nhập thị trường, rồi mới tung các sản phẩm tầm trung, cao cấp như nhiều thương hiệu lớn khác vẫn làm, ông Quảng cho biết, Bkav muốn chọn đường đi khó hơn, bởi tham vọng của Bkav là đưa Bphone ngang tầm với các hãng điện thoại đang định vị toàn cầu như Apple hay Samsung.
“Nếu thực hiện chiến lược này, Bkav sẽ mất 10-15 năm mới định vị được trên thị trường. Chiếc ‘bẫy định vị’ sẽ khiến Bkav rất khó khăn trong tương lai. Bkav muốn định hướng sản phẩm Bphone là một dòng sản phẩm cao cấp giống như cách mà Apple từng áp dụng. Với cách tiếp cận này, người dùng mới tự hào rằng, sản phẩm đang sử dụng không hề thua kém các thương hiệu nổi tiếng như Apple hay Samsung”, ông Quảng cho biết.
Không “ăn mày” tinh thần dân tộc
Sản phẩm “made in Việt Nam” phải là sản phẩm mang đậm dấu ấn của người Việt Nam. Đó là lý do mà mọi công đoạn từ nghiên cứu, thiết kế kiểu dáng, cơ khí, điện tử, phần mềm… đều không khác cách Samsung, Apple làm smartphone. Bphone 2017 có 54% linh kiện xuất xứ Nhật Bản, 23% từ Mỹ, số còn lại là châu Âu, Hàn Quốc và chỉ có 0,9% có xuất xứ từ Trung Quốc.
“Samsung, Apple đang làm smartphone thế nào thì Bkav làm vậy. Tôi tin rằng, Apple hay Samsung không có nhà máy làm khuôn, mà thuê đối tác làm, còn tôi thì không. Tôi không nói trước là sau này mình có như thế không, nhưng hiện tại, việc này cho phép tôi chủ động trong sản xuất”, ông Quảng nói.
Về lâu dài, Bkav cũng nhìn thấy lợi nhuận lớn nhất của thị trường smartphone Việt Nam nằm ở phân khúc tầm trung. Do vậy, sắp tới, Bphone sẽ ra mắt phiên bản tầm trung với cấu hình sẽ được điều chỉnh. Tuy nhiên, triết lý sản phẩm từ thiết kế, định dạng máy ảnh, âm thanh, bảo mật sẽ không có thay đổi nhiều so với phiên bản Bphone 2 hiện nay thuộc phân khúc cận cao cấp. “Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư và trụ lại ở mảng smartphone đến lúc nào không trụ được nữa thì thôi”, ông Quảng tuyên bố.
Có thể thấy, Bkav đã “nói thật, làm thật” với chiếc Bphone. Thị trường có tiếp nhận Bphone một cách tích cực không vẫn là một ẩn số. Nhưng tín hiệu tích cực là Bphone đã được Thế giới Di động, hệ thống bán lẻ công nghệ lớn nhất Việt Nam và Qualcom, nhà sản xuất chip di động lớn nhất thế giới ủng hộ và hợp tác.
Tuy nhiên, ông Quảng vẫn nói rằng, bản thân Bkav không “ăn mày tinh thần dân tộc” khi không một văn bản nào của Công ty hay bản thân ông nói rằng, người Việt Nam phải dùng hàng Việt Nam. “Dù bản thân tôi mong muốn người Việt dùng hàng Việt, nhưng tuyệt đối không ép buộc người khác”, ông Quảng nói.
-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Đường ray pháp lý giúp thương mại điện tử tăng tốc
-
Quy định về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp -
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo -
Danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi -
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia -
MobiFone và VPBank hợp tác chiến lược, tích hợp toàn diện tài chính - viễn thông -
Ngành chế tạo Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi công nghệ xanh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower