![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/phuoctin/2025/02/12/chu-tich-quang-nam-yeu-cau-trien-khai-nhanh-cac-du-an-khong-de-ton-dong-keo-dai1739328764.jpg)
-
Chủ tịch Quảng Nam yêu cầu triển khai nhanh các dự án, không để tồn đọng kéo dài
-
Quảng Ngãi chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc các dự án trọng điểm
-
Đồng Nai dự kiến vay 2.000 tỷ đồng từ các ngân hàng để đầu tư hạ tầng
-
TP.HCM chốt ngày khánh thành tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên
-
Đầu tư gần 1.800 tỷ đồng xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Thái, tỉnh Bắc Giang -
Thủ tục đầu tư luồng xanh đã có nghị định hướng dẫn chi tiết
![]() |
Khu vực cửa biển huyện Cần Giờ TP.HCM có tiềm năng rất lớn để phát triển điện gió. Ảnh: Lê Toàn |
Thu hút sự quan tâm
Những ngày cuối năm 2024, đầu năm 2025, có thêm 2 nhà đầu tư gửi văn bản đến UBND TP.HCM đề xuất chính quyền Thành phố có ý kiến đề nghị Bộ Công thương cập nhật các dự án điện gió ngoài khơi Cần Giờ của nhà đầu tư vào Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh).
Theo đó, Tập đoàn Trung Nam đề xuất TP.HCM đưa Dự án Nhà máy điện gió ven biển Cần Giờ, công suất 300 MW vào danh mục để đề nghị Bộ Công thương cập nhật vào Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh.
Tương tự, Công ty cổ phần Tập đoàn HBRE cũng gửi văn bản đến chính quyền TP.HCM đề xuất đưa Dự án trang trại điện gió ngoài khơi Cần Giờ công suất 1.000 MW của doanh nghiệp vào danh mục bổ sung Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh.
Theo đề xuất của Tập đoàn HBRE, Dự án trang trại điện gió ngoài khơi Cần Giờ công suất 1.000 MW cách bờ khoảng 18 hải lý, tổng vốn đầu tư 60.681 tỷ đồng (tương đương 2,5 tỷ USD).
Trước khi Tập đoàn Trung Nam và Tập đoàn HBRE gia nhập cuộc đua đầu tư các nhà máy điện gió ngoài khơi Cần Giờ, thì từ năm 2023, một số doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã gửi đề xuất đến TP.HCM xin được đầu tư các dự án điện gió tại khu vực này.
Trong đó, Công ty cổ phần Tổng công ty Tân Hoàn Cầu đề xuất làm dự án điện gió tại Cần Giờ với công suất 1.000 MW, cách bờ khoảng 3 km. Tổng mức đầu tư giai đoạn I là 56.133 tỷ đồng. Theo tính toán, khi nhà máy đi vào khai thác, mỗi năm sẽ cung cấp 2,9 triệu MWh điện cho TP.HCM.
Ngoài ra, có 2 doanh nghiệp Nhật Bản liên danh với một doanh nghiệp trong nước đề xuất “siêu” nhà máy điện gió ngoài khơi biển Cần Giờ (cách bờ 55 km) với tổng công suất lên đến 6.000 MW. Tổng mức đầu tư của Dự án là 397.605 tỷ đồng (gồm cả giải phóng mặt bằng).
Như vậy, đến thời điểm này, đã có 4 nhà đầu tư đề xuất xây dựng các dự án nhà máy điện gió quy mô lớn tại Cần Giờ. Thế nhưng, trong Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh và kế hoạch thực hiện được Chính phủ phê duyệt chưa đưa các dự án điện gió ngoài khơi Cần Giờ vào quy hoạch. Chính vì vậy, TP.HCM và các nhà đầu tư chưa có cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo.
Vì sao nhà đầu tư chọn Cần Giờ?
Sở dĩ hàng loạt nhà đầu tư đổ xô đề xuất làm dự án điện gió ngoài khơi Cần Giờ vì nơi đây được thiên nhiên ưu đãi có lượng gió thổi đều quanh năm, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển điện gió ven biển. Các nhà đầu tư trước khi đề xuất dự án đã khảo sát khá kỹ và thấy tiềm năng điện gió rất lớn của nơi này.
Ông Đặng Quốc Toản, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Năng lượng dầu khí châu Á (AsiaPetro - đơn vị nghiên cứu dự án điện gió Cần Giờ) cho rằng, đầu tư dự án điện gió ngoài khơi Cần Giờ rất thuận lợi để truyền tải điện về TP.HCM, bởi vì thềm lục địa không sâu nên sẽ giảm đáng kể tỷ suất đầu tư, giúp giảm chi phí giá điện.
Hơn nữa, khi đầu tư nhà máy điện gió ngoài khơi Cần Giờ sẽ cung cấp nguồn điện “xanh” mà nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở TP.HCM và khu vực phía Nam cần để sử dụng trong sản xuất, xuất khẩu sang châu Âu và thế giới theo yêu cầu về chứng chỉ xanh.
Đặc biệt, các dự án điện gió ngoài khơi Cần Giờ có thể cung cấp cho Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vừa được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư vào giữa tháng 1/2025. Theo cam kết của nhà đầu tư, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ được xây dựng thành cảng “xanh” không chỉ dùng nhiên liệu xanh, mà cả nguồn điện xanh.
Mặt khác, nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư Dự án trung tâm dữ liệu TP.HCM, yêu cầu là phải có nguồn điện xanh để cung cấp ổn định cho các trung tâm dữ liệu. Đây là điều kiện rất thuận lợi để các đầu tư thực hiện xây dựng nhà máy điện gió ngoài khơi tại Cần Giờ.
Không những vậy, trong tương lai không xa, các dự án điện gió ngoài khơi Cần Giờ có thể cung cấp điện cho dự án siêu đô thị lấn biển Cần Giờ 2.870 ha và tuyến đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ.
Dù có rất nhiều tiềm năng, nhưng hiện tại các dự án chưa được đưa vào quy hoạch nên chưa thể thực hiện các bước tiếp theo khiến nhà đầu tư rất sốt ruột. “Chúng tôi rất mong TP.HCM được trao thẩm quyền để cấp phép cho việc khảo sát, nghiên cứu dự án, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian nhằm phát triển dự án càng sớm càng tốt”, ông Đặng Quốc Toản đề xuất.
Nếu sớm được bổ sung vào Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh và đẩy nhanh quá trình làm thủ tục và xây dựng, thì trong những năm tới, TP.HCM sẽ có một nguồn năng lượng xanh rất lớn phục vụ sản xuất, kinh doanh và thu hút đầu tư.
-
Chủ tịch Quảng Nam yêu cầu triển khai nhanh các dự án, không để tồn đọng kéo dài
-
Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Long Đức giai đoạn 2 quy mô 293,9 ha
-
Quảng Ngãi chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc các dự án trọng điểm
-
Đồng Nai dự kiến vay 2.000 tỷ đồng từ các ngân hàng để đầu tư hạ tầng
-
Dự án điện gió ngoài khơi Cần Giờ: Hàng loạt doanh nghiệp gia nhập cuộc đua -
Nới quy hoạch, đón Cảng hàng không Gia Bình -
TP.HCM chốt ngày khánh thành tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên -
Thành lập Hội đồng thẩm định Điều chỉnh Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Đầu tư gần 1.800 tỷ đồng xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Thái, tỉnh Bắc Giang -
Thủ tục đầu tư luồng xanh đã có nghị định hướng dẫn chi tiết -
Nhân rộng mô hình thu hút FDI như thu hút Tập đoàn NVIDIA
-
Cơ hội nào cho các công ty bảo hiểm nhân thọ "made in Vietnam"?
-
EVNGENCO1 đã đảm bảo sản xuất điện an toàn, ổn định trước, trong và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
VietinBank triển khai loạt ưu đãi với Gói sản phẩm kiều hối
-
Petrolimex Aviation kickoff dự án ISCC
-
Acecook Happiness Concert - Hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạc
-
Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc