-
Bình Dương đón 23 dự án đầu tư “xông đất” đầu năm 2025 với tổng vốn 1,7 tỷ USD -
Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 500 kV quy mô 2.300 tỷ đồng -
Phê duyệt Đề án xây dựng và quản lý Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch -
Hà Nội duyệt dự án thành phần 2 xây cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu, tổng vốn hơn 7.300 tỷ đồng -
Hải Phòng tăng tốc, bứt phá, vững bước đi tới tương lai -
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa phát triển của Thái Bình
Ít nhất sẽ phải 7 - 8 năm nữa, tức là vào năm 2023 - 2024, Dự án Điện khí của Tập đoàn Sembcorp (Singapore) mới được triển khai tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi). Đó là thông tin mới nhất mà ông Low Min, Phó giám đốc phụ trách Phát triển kinh doanh khu vực ASEAN của Tập đoàn Sembcorp vừa thông báo với ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Như vậy, không phải là trì hoãn 3 - 4 năm như dự kiến trước đây, mà kế hoạch xây dựng một nhà máy điện ở Quảng Ngãi của Sembcorp sẽ phải lùi tới 7 - 8 năm. Thời gian chờ đợi không hề ngắn.
Dự án Nhiệt điện Dung Quất được chấp thuận chủ trương đầu tư từ tháng 6/2013 và là một trong những dự án BOT ngành điện được cho là có tiến độ chuẩn bị các thủ tục đầu tư rất nhanh so với nhiều dự án khác. Để tạo thuận lợi cho việc triển khai Dự án, Quảng Ngãi đã rất nỗ lực trong bàn giao, giải phóng mặt bằng cho Tập đoàn Sembcorp. Thậm chí, Quảng Ngãi còn xác định trong năm 2015, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh là tập trung hỗ trợ nhà đầu tư, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai Dự án Nhiệt điện Dung Quất, quy mô 1.200 MW, vốn đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD.
Khá nhiều dự án điện đang bị chậm tiến độ. Ảnh: Chí Cường |
Theo kế hoạch, Quảng Ngãi sẽ bàn giao đất sạch giai đoạn I cho nhà đầu tư vào quý I/2016, còn giai đoạn II vào quý IV/2016 để Sembcorp khởi công Dự án vào năm 2017. Dự kiến, Tổ máy số 1 của Nhà máy sẽ vận hành thương mại vào tháng 9/2020 và vận hành toàn bộ Nhà máy vào tháng 3/2021.
Tuy nhiên, giữa năm ngoái, dự án này bất ngờ được chuyển đổi công nghệ đầu tư từ nhiệt điện sang điện khí. Điều đó có nghĩa, tiến độ của Dự án sẽ còn phải phụ thuộc vào dự án đưa dòng khí từ mỏ Cá Voi Xanh vào bờ, do Tập đoàn Exxon Mobile (Mỹ) đầu tư.
Liên quan tới dự án này, tháng 8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận quy hoạch địa điểm Trung tâm Khí điện miền Trung. Cụ thể, vị trí tiếp bờ của dòng khí khai thác từ mỏ Cá Voi Xanh và nhà máy xử lý khí sẽ được đặt tại Khu kinh tế mở Chu Lai (xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý quy hoạch xây dựng 4 nhà máy nhiệt điện khí với tổng công suất 3.000 MW, sử dụng khí khai thác từ mỏ Cá Voi Xanh, công suất mỗi nhà máy 750 MW. Trong đó, 2 nhà máy sẽ được xây dựng tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành (Quảng Nam) và 2 nhà máy sẽ xây ở Khu kinh tế Dung Quất (xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).
Mới chỉ là chủ trương, do vậy cũng sẽ phải mất một thời gian khá dài để Exxon Mobile và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) triển khai Dự án Trung tâm Khí điện miền Trung. Thông tin cho biết, ít nhất phải tới năm 2025, khí mới bắt đầu được đưa vào bờ từ mỏ Cá Voi Xanh. Theo tính toán, kể cả trong trường hợp dự án của Exxon Mobile suôn sẻ, thì cũng phải tới năm 2023 - 2024, dự án của Sembcorp mới có thể được triển khai.
Như vậy, lại có thêm một dự án điện phải chờ đợi lâu, trong bối cảnh hàng loạt dự án điện khác vẫn đang chậm trễ triển khai. Mới đây nhất, quá ngán ngẩm trước tiến độ Dự án BOT Nhiệt điện Hải Dương, vốn đầu tư 1,85 tỷ USD, của hai nhà đầu tư Jaks Resources Bhd (Malaysia) và Tập đoàn Điện lực Trung Quốc (China Power Engineering Consulting Group Co. Ltd - CPECC), UBND tỉnh Hải Dương đã phải “kêu cứu” lên Chính phủ.
Theo ông Nguyễn Dương Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, kể từ khi Dự án được khởi công xây dựng vào tháng 3 vừa qua, chủ đầu tư vẫn chưa triển khai việc thi công thực hiện Dự án, gây lãng phí tài nguyên đất, làm giảm sút niềm tin của nhân dân và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường đầu tư của tỉnh.
“Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương đôn đốc, chỉ đạo thực hiện Dự án đúng tiến độ, có biện pháp xử lý nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết”, ông Nguyễn Dương Thái nói.
Điều đáng nói, đây đã là lần thứ hai, Hải Dương phải lên tiếng trước Chính phủ về tiến độ triển khai dự án này. Cùng được cấp chứng nhận đầu tư từ tháng 8/2011 với Dự án Nhiệt điện BOT Mông Dương 2, nay Mông Dương 2 đã đi vào hoạt động, trong khi BOT Nhiệt điện Hải Dương vẫn chưa có nhiều tiến triển, thậm chí nhiều lần vướng nghi án thiếu năng lực về tài chính.
Tháng 8/2016, trước kiến nghị của UBND tỉnh Hải Dương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Công thương chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về năng lực của nhà đầu tư, những khó khăn, tồn tại dẫn đến việc chậm tiến độ dự án 39 tháng, đề xuất phương án xử lý.
Trong khi đó, thông tin mới đây, trước sự chậm trễ tiến độ của một loạt dự án điện, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phải quyết định thu hồi chủ trương giao Tập đoàn Inter RAO (Liên bang Nga) nghiên cứu phát triển Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II, công suất 2 x 600 MW, tổng mức đầu tư khoảng 2 tỷ USD, tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình). Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được “tiếp quản” làm chủ đầu tư dự án này. EVN cũng được giao thay thế PVN làm chủ đầu tư Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch I, công suất 2 x 600 MW.
Hàng loạt dự án nhiệt điện khác, như Duyên Hải III, Duyên Hải III mở rộng, Duyên Hải II, Long Phú I, Sông Hậu I, Vĩnh Tân I, Vĩnh Tân IV... cũng vừa nhận được sự “hối thúc” của Chính phủ phải tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng để đưa các dự án vào vận hành đúng tiến độ, hạn chế việc sử dụng nhiên liệu dầu cho sản xuất điện trong giai đoạn tới...
Đó là chưa kể, hàng loạt dự án nhiệt điện BOT khác, từ Vân Phong I của Sumitomo tới Nhiệt điện Vũng Áng 3 của Samsung, Nhiệt điện Quảng Trị của EGATI, Nhiệt điện Sông Hậu 2 của Toyo-Ink, rồi Nhiệt điện Long Phú 2 của Tata Power… cũng vẫn đang “nằm chờ” và đã nằm chờ quá lâu để được phép triển khai.
-
Bình Dương đón 23 dự án đầu tư “xông đất” đầu năm 2025 với tổng vốn 1,7 tỷ USD -
Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 500 kV quy mô 2.300 tỷ đồng -
Phê duyệt Đề án xây dựng và quản lý Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch -
Phê duyệt Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
-
Hà Nội duyệt dự án thành phần 2 xây cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu, tổng vốn hơn 7.300 tỷ đồng -
Hải Phòng tăng tốc, bứt phá, vững bước đi tới tương lai -
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa phát triển của Thái Bình -
Đầu tư Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 2), vốn 7.850 tỷ đồng -
Hạ tầng Ninh Thuận “thay áo”, kết nối phát triển vùng và liên vùng -
Thành phố Móng Cái vững bước tiến vào kỷ nguyên mới -
Quảng Ninh tự tin, vững vàng bước vào hành trình mới
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM