-
TP.HCM: Nỗ lực "mở toang cửa" thu hút dự án sản xuất thuốc chữa bệnh, vắc-xin, vật tư y tế -
Bộ Giao thông Vận tải sẽ xem xét đề xuất đầu tư nâng cấp Quốc lộ 40B -
Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
Quảng Trị đề nghị cấp phép khai thác 21,52 triệu m3 cát tại Khu bến cảng Mỹ Thuỷ -
Dự án khắc phục bão lũ làm 3 năm không xong: Xử lý nhà thầu thiếu tích cực -
Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án hơn 80 triệu USD từ Singapore
Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn TP.HCM diễn ra ngày 16/2, ông Trần Nguyên Hiền, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn (Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM) cho biết, đến thời điểm này các nhà máy đốt rác phát điện tại Thành phố chưa đưa vào vận hành vì chờ đưa vào quy hoạch.
Phối cảnh dự án nhà máy đốt phát điện của Công ty Vietstar |
Thông tin cụ thể về tiến độ các dự án đốt rác phát điện trên địa bàn TP.HCM ông Hiền cho biết, năm 2019, Công ty VietStar và Công ty Tâm Sinh Nghĩa đã khởi công nhà máy với công suất 2.000 tấn rác/ngày.
Tuy nhiên, đến nay các thủ tục pháp lý xây dựng nhà máy đốt rác phát điện của Công ty VietStar và Công ty Tâm Sinh Nghĩa gặp khó khăn do dự án đốt rác phát điện của 2 công ty này chưa được đưa vào quy hoạch quốc gia về phát triển nguồn điện sử dụng chất thải rắn.
Hiện tại, hai doanh nghiệp đang tiến hành các thủ tục xin Bộ Xây dựng cấp phép, thực hiện một số công tác chuẩn bị tại địa điểm xây dựng nhà máy.
Thời gian qua, các sở, ngành của TP.HCM đã hỗ trợ 2 công ty xác định phương án đấu nối vào hệ thống điện lưới quốc gia để hoàn thành các hồ sơ pháp lý liên quan.
Tại cuộc họp ngày 20/9/2022, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã chỉ đạo Sở Công Thương tiếp tục làm việc, phối hợp với Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt bổ sung quy hoạch nguồn điện từ đốt rác vào quy hoạch lưới điện quốc gia.
Ngoài 2 dự án do Công ty VietStar và Công ty Tâm Sinh Nghĩa đầu tư, Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ngành hỗ trợ thực hiện thủ tục pháp lý dự án chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải, đốt phát điện tại Công ty xử lý chất thải Việt Nam (Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước) để đẩy nhanh việc xây dựng dự án, đưa vào vận hành.
TP.HCM hiện có 4 dự án chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sang đốt rác phát điện đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Trong đó, UBND Thành phố đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án của Công ty Vietstar với công suất 2.000 tấn/ngày và Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa (2.000 tấn/ngày).
Riêng Công ty cổ phần Tasco và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam đang thực hiện các thủ tục liên quan đến việc đầu tư dự án.
-
Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
Quảng Trị đề nghị cấp phép khai thác 21,52 triệu m3 cát tại Khu bến cảng Mỹ Thuỷ -
Dự án khắc phục bão lũ làm 3 năm không xong: Xử lý nhà thầu thiếu tích cực -
Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông -
Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án hơn 80 triệu USD từ Singapore -
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm vùng ĐBSCL -
Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm -
3 Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
4 Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII -
5 Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng