-
Nữ giám đốc chỉ đạo để ngoài sổ sách kế toán gần 200 tỷ đồng -
Vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Xét xử sơ thẩm 17 bị cáo -
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả?
Nhiều vướng mắc
Khu công nghiệp (KCN) Lê Minh Xuân 2 được UBND TP.HCM quyết định thành lập từ năm 2016, với diện tích gần 320 ha, để ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Sau khi có quyết định thành lập, để có cơ sở góp vốn thành lập doanh nghiệp, các cổ đông trong Công ty cổ phần Đầu tư KCN Lê Minh Xuân 2 ký
Hợp đồng hợp tác số 222/2012/HĐHT-TCT-TĐĐT ngày 14/12/2012 (Hợp đồng hợp tác số 222) giữa 3 bên, gồm: Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri), Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn và Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Nhơn Hội.
Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn và Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Nhơn Hội đã góp đủ vốn theo đăng ký và chuyển tiền cho Sagri theo giao kết tại Hợp đồng hợp tác số 222 để góp vốn thành lập doanh nghiệp. Trong khi đó, Sagri chưa thực hiện việc góp vốn vào Công ty cổ phần Đầu tư KCN Lê Minh Xuân 2.
Đến nay, Dự án KCN Lê Minh Xuân 2 vẫn ngổn ngang vướng mắc, dù Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã có kết luận chỉ đạo giải quyết từ hơn 3 năm trước.
Đầu tiên, là việc Sagri vẫn chưa chấm dứt được Hợp đồng hợp tác số 222 với các đối tác góp vốn, nên Dự án chưa thể thực hiện các bước tiếp theo.
Trong Công văn 135/TCT-TCKT ngày 21/3/2024 gửi Sở Tài chính TP.HCM về phương án xử lý tài chính Dự án KCN Lê Minh Xuân 2, Sagri giải trình, Tổng công ty đã 5 lần mời họp, nhưng các đối tác không đến để đàm phán chấm dứt Hợp đồng hợp tác số 222.
Trước đó, ngày 8/10/2021, Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn gửi công văn đến Sagri nêu rõ: “Chúng tôi không thống nhất việc thanh lý hợp đồng theo ý kiến chỉ đạo của UBND TP.HCM tại Văn bản 2673/UBND-KT…”.
Ngày 18/1/2024, Sagri tiếp tục có công văn mời các đối tác họp giải quyết, nhưng các đơn vị này không đến. Ngày 22/1/2024, Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Nhơn Hội có Công văn số 31/SNP-HCNS nêu: “Công ty chúng tôi đã chịu tổn thất rất lớn từ việc Quý Tổng công ty vi phạm hợp đồng hợp tác đã ký giữa các bên”.
Nguyên nhân khiến việc chấm dứt hợp đồng giữa các bên gặp khó khăn là do phát sinh về tài chính cần xử lý giữa Sagri và các đối tác, vì Hợp đồng hợp tác có nhiều nội dung ràng buộc và khó thực hiện trong điều kiện đối tác không hợp tác.
Tiếp đến, việc sắp xếp, xử lý tài sản công cũng vướng. Hiện nay, phần lớn khu đất đầu tư xây dựng KCN Lê Minh Xuân 2 là đất có nguồn gốc do Nhà nước quản lý (đất của Nông trường Lê Minh Xuân, nay là Công ty TNHH MTV Cây trồng TP.HCM), chưa được kê khai sắp xếp lại, xử lý theo quy định.
Chính vì vậy, dù đã được UBND TP.HCM chấp thuận cho làm chủ đầu tư, nhưng đến nay, Công ty cổ phần Đầu tư KCN Lê Minh Xuân 2, chưa có quyết định cho thuê đất, chưa được ký hợp đồng thuê đất và chưa được bàn giao đất để khởi công Dự án.
Lãng phí đất, lỡ cơ hội đầu tư
Sau khi rà soát lại toàn bộ cơ sở pháp lý của Dự án, Ban Quản lý các khu chế xuất - công nghiệp TP.HCM (Hepza) đánh giá, các nội dung vướng mắc, khó khăn hiện nay của KCN Lê Minh Xuân 2 phát sinh trong quá trình triển khai dự án thuộc thẩm quyền giải quyết của Thành phố.
Trên cơ sở báo cáo của Hepza, Ban Cán sự đảng UBND TP.HCM đề xuất Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục triển khai KCN Lê Minh Xuân 2 với phương án thay Sagri bằng một doanh nghiệp nhà nước đủ năng lực, uy tín để tham gia đầu tư dự án. Lý do là, Sagri là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc UBND TP.HCM, nên việc góp vốn vào công ty cổ phần để đầu tư ngoài ngành là chưa phù hợp quy định hiện hành, theo quy định tại khoản 12, Điều 2, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ.
Ngày 13/5/2024, Hepza có Văn bản số 1192/BQL-ĐT gửi UBND TP.HCM báo cáo về tình hình thực hiện các chỉ đạo của UBND TP.HCM liên quan đến việc tham mưu giải pháp tháo gỡ vướng mắc của Dự án KCN Lê Minh Xuân 2.
Để có cơ sở thực hiện các bước tiếp theo, Hepza kiến nghị UBND TP.HCM giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành và áp dụng cơ chế của Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM để tham mưu quy trình, lựa chọn 1 doanh nghiệp nhà nước đủ năng lực, uy tín tham gia đầu tư Dự án KCN Lê Minh Xuân 2. Sau khi Dự án được lựa chọn nhà đầu tư, Hepza sẽ tham mưu cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hình thành và phát triển KCN này thành KCN chuyên ngành y - dược.
Tuy nhiên, trước tiên, Sagri phải đàm phán thỏa thuận chấm dứt hợp đồng với các đối tác góp vốn.
-
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Hai dự án nhà máy xử lý rác tại Đà Nẵng: 10 năm vẫn nằm trên giấy -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Quảng Ngãi: Loạt dự án dang dở gây lãng phí -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Cục Quản lý Dược lý giải kết luận của Thanh tra Chính phủ về hồ sơ tồn đọng -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán