
-
Ý kiến của Thường trực Chính phủ về Dự án 50 tàu bay thân hẹp của Vietnam Airlines
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai -
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do
Công ty cổ phần Văn Phú - Bắc Ái, ngày 20/3 đã có văn bản số 05/2024/CV-VPBA gửi UBND TP.HCM kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc đối với Dự án 2,7 km đường Vành đai 2 (đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa - Quốc lộ 1).
![]() |
Dự án 2,7 km đường Vành đai 2 đã dừng thi công từ năm 2020, hiện nay công trường là nơi chăn thả gia súc - Ảnh: Lê Quân |
Phía doanh nghiệp cho biết, ngày 14/3, Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM đã chủ trì cuộc họp nhóm công tác liên ngành với công ty để giải quyết các vướng mắc liên quan đến Dự án, song cuộc họp vẫn chưa thống nhất được các nội dung để đi đến ký kết phụ lục hợp đồng.
Để đẩy nhanh tiến độ Dự án, giảm tiền lãi phát sinh, nhà đầu tư kiến nghị UBND TP.HCM giao các khu đất đối ứng thanh toán Hợp đồng BT cho doanh nghiệp vào quý III năm nay và điều chỉnh tổng mức đầu tư để đưa vào phụ lục Hợp đồng BT.
Đối với thời gian thực hiện Dự án, phía doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án là 18 tháng kể từ ngày hoàn thành bàn giao mặt bằng ( bàn giao mặt bằng không muộn hơn tháng 6/2025) thay vì để thời hạn thực hiện từ năm 2015 đến năm 2026.
Với nhiều nội dung còn vướng mắc, nhà đầu tư kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ngành hoàn thiện việc điều chỉnh các thủ tục chậm nhất vào tháng 6/2024 để tiếp tục triển khai dự án, đặc biệt là việc hoàn thành giải phóng mặt bằng tại TP. Thủ Đức.
Như Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn đã phản ánh trong các bài viết trước đây, Dự án Dự án đầu tư 2,7 km đường Vành đai 2 (đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1, TP.Thủ Đức) khởi công từ năm 2017, đến năm 2020 dự án tạm dừng thi công do vướng giải phóng mặt bằng và do các quy định đầu tư theo hình thức BT thay đổi.
Đầu năm 2024, UBND TP.HCM đã phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, song đến nay Dự án vẫn chưa thể thi công trở lại do chưa làm xong các thủ tục.
Đến nay, nhà đầu tư đã chi hơn 1.474 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay) để ứng cho công tác giải phóng mặt bằng, thi công một phần Dự án. Với số tiền 1.474 tỷ đồng, giá trị lãi vay ước tính mà UBND TP.HCM phải chịu đến thời điểm cuối năm 2023 là 813 tỷ đồng, trung bình mỗi tháng là 14,9 tỷ đồng.

-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai -
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án -
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025 -
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới