-
Quảng Ngãi sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND tỉnh -
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2024 -
Tăng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào năm 2025 từ 10 - 15% -
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để triển khai kế hoạch 2025 -
Việt Nam cần nhiều nỗ lực và cải cách hơn nữa -
Hợp tác đầu tư của Việt Nam tại Lào tiếp tục đạt kết quả tích cực
Chúng tôi không sai… chỉ hơi lâu!
Như Báo Đầu tư đã thông tin tại các bài viết số báo 67 (ngày 3/6/2016) và số báo 72 (ngày 15/6/2016) về việc người dân mua đất nền dự án này đã gần 15 năm, nhưng nhà đầu tư vẫn chưa giao đất cho người dân xây dựng nhà để ở.
Dự án có quy mô 436 nền nhà biệt thự. Sau khi được cấp phép đầu tư, tháng 3/2002, UBND TP.HCM đã ra quyết định thu hồi và giao 19 ha đất cho Công ty Thái Sơn. Ngay sau đó, công ty này đã kêu gọi người dân góp tiền theo hình thức góp vốn đổi đất để chủ đầu tư thực hiện dự án. Vì vị trí của Dự án chỉ cách trung tâm TP.HCM 7 km, nên có rất nhiều người dân tham gia góp vốn.
Và đó chính là tiền đề để nỗi lo lắng khắc khoải của hàng trăm hộ dân tiếp tục kéo dài sang năm thứ 16. |
Sau gần 15 năm, chủ đầu tư đã thực hiện xong việc xây dựng hạ tầng giao thông, điện, trường học, phân lô và giao cho người dân, nhưng lại không cho người dân xây dựng. Bà Lê Thị Cẩm, một người tham gia góp vốn tại dự án này cho biết, năm 2001, khi nghe thông tin Công ty Thái Sơn huy động góp vốn đổi đất với giá 1,8 triệu đồng/m2, gia đình bà đã đóng 300 triệu đồng, tương đương 100% giá trị hợp đồng.
“Theo hợp đồng, từ 12 đến 16 tháng, Công ty Thái Sơn sẽ giao đất với hạ tầng giao thông, điện, nước đầy đủ. Vậy mà vài năm sau, Công ty mới giao đất, nhưng không cho xây nhà. Tìm tới Công ty thì họ trả lời là sẽ thông báo tình hình dự án sớm nhất tới khách hàng, nhưng đợi hoài vẫn không thấy họ có thông báo gì”, bà Cẩm bức xúc.
Những hộ dân khác đã góp vốn mua đất tại dự án này cho biết thêm, đã không dưới 10 lần khi người dân tới làm việc với lãnh đạo Công ty để hỏi, bao giờ người dân được phép xây dựng nhà tại Dự án, thì đều nhận được một lời hứa từ công ty là “một thời điểm nào đó trong năm” và rất nhiều lần “một thời điểm nào đó” đã trôi qua trong nỗi khắc khoải của nhà đầu tư.
“Đặc biệt, năm 2008, Công ty thông báo cho người dân mua đất tại đây đóng 24 triệu đồng để xây tường bao, rồi sẽ cho xây dựng, nhưng sau đó, thay vì tường bao, Công ty chỉ xây mỗi cái cổng dự án và khách hàng tiếp tục đợi để được phép xây dựng nhà”, ông Phạm Đức, một người mua đất dự án cho biết.
Bà Trần Phạm Ngọc Ánh, một hộ dân mua lô đất I 17 của Dự án Phước Kiểng I cho biết, ngày 25/7/2011, Công ty Thái Sơn ra Văn bản số 18/CV-BQLDA thông báo sẽ cho các hộ dân xây nhà trên lô đất của mình. “Thấy vậy mừng quá, liền bán nhà, đi ở nhà thuê để lấy tiền mua đất tại Dự án, nhưng tới giờ, sau hơn 5 năm thuê nhà, Công ty vẫn không cho xây dựng”, bà Ánh nói.
Cũng theo các hộ dân, tháng 12/2014, một lần nữa Công ty Thái Sơn lại thông báo người mua đất phải đóng tiếp 5 triệu đồng theo hợp đồng để tiến hành cấp chứng nhận quyền sử dụng đất và cho xây nhà, nhưng điệp khúc “hứa rồi để đấy” lại tiếp diễn.
“Tháng 7/2015, chúng tôi tới Công ty Thái Sơn để hỏi, bao giờ thì được xây dựng nhà, ông Nguyễn Ngọc Thư, Phó tổng giám đốc Công ty Thái Sơn trả lời “tới cuối quý III/2015 sẽ được xây nhà”, nhưng rồi tới hạn vẫn không được xây. Và thêm những lời hứa được Công ty Thái Sơn đưa ra vào ngày 22/9/2015, tháng 12/2015, tháng 3/2016 và mới đây nhất là tháng 6/2016 tới giờ vẫn chưa thấy động tĩnh gì”, bà Ánh cho biết.
Sự lo lắng của các hộ dân càng tăng, khi họ biết rằng, Dự án đã được Công ty Thái Sơn hoàn thành 93% đền bù giải phóng mặt bằng; hạ tầng giao thông, điện, nước đã được hoàn thiện từ khá lâu.
Lại thêm một lần hứa
Sau bài viết đầu tiên về dự án đăng tải, phóng viên Báo Đầu tư có tới làm việc với ông Thọ và được ông này cho biết, ngày 26/5, UBND huyện Nhà Bè đã có cuộc làm việc cùng Công ty Thái Sơn, Sở Xây dựng, Sở Giao thông - Vận tải… về những vướng mắc của Dự án. Tại buổi làm việc, Công ty Thái Sơn cùng các bên liên quan thống nhất giao cho Sở Giao thông - Vận tải đứng ra làm cầu nối cho việc cấp điện, xác định vị trí từng lô đất để đo vẽ lại và cấp sổ đỏ cho người dân. “Việc thực hiện các hợp đồng điện, nước sẽ được các bên ký vào cuối tháng 7 tới. Sau đó, người dân có thể yên tâm xây dựng nhà”, ông Thọ nói.
Tuy nhiên, sau khi tháng 7 trôi qua, sáng ngày 9/8, hàng trăm hộ dân mua nhà tại Dự án đã kéo tới Công ty Thái Sơn để mong nhận được câu trả lời cuối cùng.
Buổi làm việc kéo dài 4 giờ, trước những câu hỏi của người dân về sự thất hứa của Thái Sơn. Ông Nguyễn Kim Thọ cho biết, những gì ban quản lý dự án cũ làm “là bỏ qua không nhắc tới”, vì ông mới ở vị trí Trưởng ban quản lý dự án từ cuối năm 2015!
Ông Thọ còn cho biết thêm, Công ty Thái Sơn đang cố gắng làm việc với chính quyền huyện Nhà Bè và quyết định sẽ thay đổi thiết kế Dự án, với việc chuyển vị trí phần công viên cây xanh (do vướng đền bù giải tỏa). Với sự thay đổi này, Dự án sẽ phải thực hiện lại bước quy hoạch 1/500 và hoàn thiện hệ thống điện, nước. “Tới cuối quý IV/2016, người dân sẽ được xây nhà và năm 2017 sẽ được giao sổ đỏ”, ông Thọ hứa.
Trong trao đổi thêm với phóng viên Báo Đầu tư, ông Thọ cho biết, việc “làm lại quy hoạch 1/500” mới thực hiện được 4 ngày. Hơn thế, hiện chưa có văn bản nào cho thấy tính hợp pháp của việc cho phép người dân xây nhà trước khi nhận sổ đỏ, mà đang chỉ là “ý định thương thảo với chính quyền huyện Nhà Bè”.
“Chúng tôi không làm gì sai ở dự án này, chỉ là… thực hiện hơi lâu. Những gì ở quá khứ tôi không biết và chúng ta không nhắc tới nữa, giờ chủ yếu làm lại Dự án để cho người dân về xây nhà ở”, ông Thọ nói. Sự phân trần rất “hoàn cảnh” của ông Thọ cho thấy, việc Thái Sơn vi phạm các cam kết trong hợp đồng kéo dài từ năm 2003 tới nay… cũng được bỏ qua!?
Cần phải nói thêm rằng, ngay sau khi kết thúc buổi làm việc với ông Thọ, chúng tôi có mặt tại Dự án, thì chỉ thấy cỏ dại mọc um tùm, những thùng trụ điện tại dự án trơ ra phần hộp, bởi đã bị móc hết phần lõi; những hàng cột đèn cao áp đã mất khả năng chiếu sáng, trơ trọi chọc thẳng lên không trung… đó đây vẫn còn những dấu tích đào bới, chắc là của việc xây dựng hệ thống cấp nước. Với những bề bộn, ngổn ngang trên công trường, cùng với hàng núi thủ tục phải hoàn thành khi thực hiện việc thay đổi để tái thực hiện quy hoạch 1/500, rất có thể, cam kết cho phép người dân xây nhà vào cuối năm 2016 sẽ lại khiến Thái Sơn sẽ thêm một lần thất hứa.
-
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để triển khai kế hoạch 2025 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu thăm Lào -
Việt Nam cần nhiều nỗ lực và cải cách hơn nữa -
Hợp tác đầu tư của Việt Nam tại Lào tiếp tục đạt kết quả tích cực -
Công nhận thành phố Cao Lãnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Đồng Tháp -
Công nhận thành phố Hòa Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hòa Bình -
Bảo tồn hiệu quả các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết