-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Nghi Sơn nhắc chuyện mở rộng
Tại cuộc gặp mặt với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ngay trước Lễ công bố vận hành thương mại Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) cuối tuần trước, ông Nabil Bourisli, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait (KPI) – nhà đầu tư đang nắm 35,1% vốn và chịu trách nhiệm cung cấp dầu thô đầu vào đã nhắc tới việc mở rộng giai đoạn II của Dự án. “Các nhà đầu tư đang nỗ lực thu xếp nguồn vốn”, ông Bourisli nói.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất không thể không nâng cấp, nhưng đang gặp khó với kế hoạch vay vốn 1,29 tỷ USD. Ảnh: Đức Thanh |
NSRP đang là dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất (quy mô hơn 9 tỷ USD). Với diện tích hơn 395 ha trên bờ và gần 914 ha mặt nước, công suất giai đoạn I 200.000 thùng dầu thô/ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô/năm.
Trước khi vận hành thương mại chính thức, NSRP đã sản xuất 10 sản phẩm lọc hóa dầu theo thiết kế, như khí hóa lỏng, xăng A92, A95, dầu diesel, dầu hỏa... Tính đến tháng 12/2018, nhà máy đã chế biến khoảng 5 triệu tấn dầu thô, nộp ngân sách trên 8.000 tỷ đồng, đưa tổng thu ngân sách của tỉnh Thanh Hóa lên 23.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay.
Dẫu vậy, trước khi ấn nút vận hàng thương mại, NSRP đã trải qua 10 năm 8 tháng kể từ ngày được cấp phép đầu tư vào tháng 4/2008 và sau đó khởi công xây dựng hồi tháng 10/2013. Theo kế hoạch ban đầu, NSRP sẽ chạy thử vào tháng 11/2016, vận hành thương mại vào tháng 7/2017.
Khi được cấp phép, NSRP đã được hưởng nhiều ưu đãi, như thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 70 năm; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm (chỉ phải nộp thuế suất bình quân 10% trong 70 năm sau đó). Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là bên bao tiêu sản phẩm cho nhà máy với giá bán buôn các sản phẩm của NSRP tại cổng nhà máy bằng với giá nhập khẩu cộng thêm thuế nhập khẩu 7% với các sản phẩm xăng dầu, 3% đối với các sản phẩm hóa dầu (polypropylen, benzen... ).
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, các chuyên gia ngành dầu khí cho biết thêm, ngay từ khi lập Dự án, việc mở rộng quy mô lên 20 triệu tấn dầu thô đầu vào/năm đã được đề cập và diện tích đất hiện nay đã tính cả phần mở rộng cho tương lai.
“Dự án mới vận hành, cần có thời gian để chứng minh hiệu quả cũng như xem xét tính thực tế của các chính sách liên quan. Cũng không chắc chắn, các chính sách ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trong giai đoạn 1 của Dự án sẽ được áp dụng tương tự khi thực hiện mở rộng, bởi hoàn cảnh thực tế hiện nay khác xa thời điểm năm 2008, khi ký hợp đồng liên doanh. Đó là chưa kể, để tăng quy mô lên 20 triệu tấn dầu thô, sẽ có nhiều chuyện về kỹ thuật cần phải xử lý so với khi chỉ có 10 triệu tấn dầu thô”, một chuyên gia dầu khí nhận xét.
Theo kế hoạch, năm 2019, Lọc hoá dầu Nghi Sơn sẽ đạt khoảng 80% công suất thiết kế và sẽ đạt 100% công suất sau năm 2019.
Hàng loạt dự án loay hoay
Sau 10 năm vận hành, Dung Quất - nhà máy lọc dầu (NMLD) đầu tiên của Việt Nam đang đứng trước bài toán nâng cấp, mở rộng để đạt hiệu quả trong giai đoạn tới.
Tính từ khi vận hành đến hết năm 2017, NMLD Dung Quất đã sản xuất 50,335 triệu tấn xăng dầu, chiếm 40% nhu cầu xăng dầu cả nước; tổng doanh thu đạt khoảng 40 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế cộng dồn đạt hơn 17.000 tỷ đồng và nộp ngân sách gần 6,5 tỷ USD - hơn gấp đôi tổng mức đầu tư ban đầu, khoảng 3 tỷ USD.
Thành công là vậy, nhưng chặng đường tiếp theo của Dung Quất đầy thách thức. Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng có quy mô 1,8 tỷ USD, công suất sau mở rộng là 8,5 triệu tấn dầu thô đầu vào/năm dự tính hoàn thành năm 2021, chính thức hoạt động từ năm 2022 với chất lượng sản phẩm đầu ra đáp ứng tiêu chuẩn Euro 5 vẫn chưa chốt được việc vay vốn 1,29 tỷ USD.
“Nếu được Chính phủ bảo lãnh, Dự án sẽ vay được vốn với lãi suất ưu đãi hơn so với lãi suất vay thương mại thông thường”, đại diện Công ty cổ phần Lọc dầu Bình Sơn (BSR) nói, nhưng thừa nhận không dễ có được bảo lãnh của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay.
Nhưng NMLD Dung Quất không thể dừng tiến hành nâng cấp, bởi phẩm cấp xăng dầu sản xuất ra hiện chưa đáp ứng được yêu cầu về khí thải Euro 4 như quy định của Quyết định 49/2011/QĐ-TTg với thời hạn áp dụng từ năm 2018.
Với các dự án lọc hóa dầu khác, cơ hội để “chốt hạ” cũng không dễ.
Có thể kể tên Dự án Lọc dầu Cần Thơ quy mô 2 triệu tấn dầu thô/năm, vốn đầu tư 538 triệu USD do Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Viễn Đông và Công ty Semtech Limited B.V.I (Mỹ) góp vốn đầu tư. Tiếp đó là Dự án Lọc dầu Vũng Rô (Phú Yên) có công suất giai đoạn đầu 4 triệu tấn/năm, giai đoạn 2 nâng lên 8 triệu tấn/năm, vốn đầu tư 1,7 tỷ USD, chủ đầu tư là Tập đoàn Technostar Management Limited (Anh quốc) và Công ty TNHH Tell Oil (Nga) với nguồn dầu thô nhập khẩu từ Trung Đông.
Petrolimex cũng đăng ký Dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong tại Khánh Hoà, quy mô 10 triệu tấn dầu thô/năm, số vốn ban đầu 2 tỷ USD. Đặc biệt nhất là siêu Dự án Lọc hoá dầu Nhơn Hội tại Bình Định có quy mô tới 30 triệu tấn dầu thô đầu vào/năm, với số vốn khoảng 22 tỷ USD.
Tuy nhiên, cơ hội đi xa hơn của các dự án này có vẻ không chắc chắn bởi nhà đầu tư chỉ chăm chăm xin các ưu đãi đầu tư, mà NMLD Dung Quất và NSRP đang có, coi đó như điều kiện để triển khai dự án.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025