-
Nữ giám đốc chỉ đạo để ngoài sổ sách kế toán gần 200 tỷ đồng -
Vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Xét xử sơ thẩm 17 bị cáo -
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả?
Sau khi nhận chuyển nhượng Dự án VP6 Linh Đàm, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên đã tổ chức thi công, xây dựng; xuất hóa đơn bán, thu tiền của khách hàng và đưa vào sử dụng từ năm 2015. Trong ảnh: Tòa chung cư VP6 Linh Đàm |
Đất không được chuyển giao, chuyển nhượng
Theo dự kiến, ngày 9/8/2024, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, liên quan tới việc chuyển nhượng đất trái quy định tại Dự án VP6 Linh Đàm (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội).
Trong vụ án này, bị cáo Lê Văn Khương (sinh năm 1955), cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Cơ khí xây dựng bị đưa ra xét xử về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; hai bị cáo Lê Huy Lân (sinh năm 1962), cựu Tổng giám đốc Coma18 và Nguyễn Xuân Phong (sinh năm 1968), cựu Phó tổng giám đốc Coma18 bị đưa ra xét xử về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Coma18 là doanh nghiệp cổ phần 51% vốn nhà nước, do Tổng công ty Cơ khí xây dựng (Tổng công ty Coma) là công ty mẹ nắm giữ cổ phần góp vốn chi phối của Nhà nước. Mọi quyết định của Coma18 đều dưới sự chỉ đạo, giám sát của Hội đồng Thành viên và người đại diện phần vốn góp của Coma. Trong đó, bị cáo Lê Huy Lân là Tổng giám đốc, đại diện theo pháp luật và đại diện 30% vốn nhà nước tại Coma18.
Theo hồ sơ vụ án, năm 1994, Thủ tướng Chính phủ có quyết định giao 184 ha đất cho Công ty Phát triển nhà và đô thị (thuộc Bộ Xây dựng), nay là Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), để thực hiện chức năng chủ đầu tư Dự án Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm.
Sau đó, UBND TP. Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt chi tiết Dự án Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm tỷ lệ 1/500, trong đó, lô đất VP6 Linh Đàm có diện tích 2.637,4 m2, với chức năng là tòa nhà thương mại dịch vụ và văn phòng cho thuê (Dự án VP6 Linh Đàm).
Năm 2010, HUD ký hợp đồng chuyển giao hạ tầng lô đất cho Coma18 để thực hiện Dự án VP6 Linh Đàm, trong đó nêu rõ: “không được chuyển giao lô đất, chuyển nhượng quyền sử dụng lô đất cho bên thứ ba nào khác trong thơi gian thực hiện hợp đồng”.
Có đất trong tay, Coma18 làm các thủ tục trình UBND TP. Hà Nội chấp thuận, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Dự án từ mục đích xây dựng văn phòng cho thuê, sang xây dựng công trình hỗn hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở cao tầng.
Ngày 5/6/2012, tại văn bản chấp thuận đề xuất xây dựng dự án trên, ngoài việc yêu cầu Coma18 thực hiện nghĩa vụ tài chính, làm các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, UBND TP. Hà Nội nêu rõ: “không được chuyển đơn vị khác thực hiện
Dự án khi chưa được UBND TP. Hà Nội chấp thuận”.
Tuy nhiên sau đó, Coma18 không thực hiện hoàn thiện hồ sơ xin giao đất trình UBND TP. Hà Nội, mà chỉ nộp hồ sơ thẩm định và phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Dễ dàng vào tay tư nhân
Tháng 7/2013, với lý do thị trường bất động sản khó khăn, Coma18 không thể hoàn thành Dự án VP6 Linh Đàm, nên để thu hồi vốn, ông Lê Văn Khương và các thành viên Hội đồng Thành viên Tổng công ty Coma đã nhanh chóng thông qua nghị quyết chấp thuận chuyển nhượng Dự án hoặc hợp tác kinh doanh, sau khi Coma18 có tờ trình đề xuất chuyển nhượng.
Ngay trong ngày được chấp thuận, Hội đồng Quản trị Coma18 gồm ông Lê Huy Lân, ông Nguyễn Đức Thành, ông Nguyễn Xuân Tiệp, ông Trần Như Hưng và bà Phạm Thị Hiền đã thống nhất đồng ý chuyển nhượng Dự án cho Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên, với giá không dưới 12,96 tỷ đồng.
Chỉ 4 ngày sau, hai bên đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong đó Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên đồng ý góp vốn đầu tư để Coma18 với tư cách là chủ đầu tư cấp 2, tiến hành triển khai Dự án mà không thành lập pháp nhân mới.
Đáng nói, theo hợp đồng này, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên góp 95 % tổng mức đầu tư (tương đương hơn 12 tỷ đồng), song lại được hưởng 100% kết quả kinh doanh của Dự án.
Sau khi được ủy quyền thực hiện Dự án, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên đã tổ chức thi công, xây dựng. Tuy nhiên, chiều cao công trình được nâng trái phép từ 25 tầng lên 37 tầng; tăng 702 căn hộ; tăng 630 m2 đất trái quy định, vi phạm quy hoạch được phê duyệt.
Cơ quan chức năng xác định, các đơn vị trên đã cố ý chuyển nhượng 2.637 m2 đất tại Dự án VP6 Linh Đàm khi chưa đủ điều kiện, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 64 tỷ đồng.
Việc hai bên ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án này cũng trái quy định về góp vốn bằng hình thức ký kết hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án phát triển nhà ở. Bản chất của việc này được cơ quan tố tụng xác định là chuyển nhượng dự án.
Liên quan tới vụ án trên, 4 thành viên còn lại của Hội đồng Quản trị Coma18 là ông Trần Như Hưng, ông Nguyễn Đức Thành, ông Nguyễn Xuân Tiệp và bà Phạm Thị Hiền được cho rằng, không biết việc chuyển nhượng, không tham gia điều hành các hoạt động của Dự án VP6 Linh Đàm, nên cơ quan điều tra không đề cập xử lý.
Bốn thành viên của Hội đồng Thành viên Tổng công ty Coma, gồm ông Dương Văn Hồng, Tổng giám đốc; ông Phạm Việt Hùng, ông Lê Quân và ông Trịnh Nam Hải khai “không được báo cáo về việc Dự án không được chuyển nhượng”, chỉ căn cứ vào tờ trình của Coma18 để đồng ý chủ trương chuyển nhượng hoặc hợp tác kinh doanh, nên cũng không đề cập xử lý.
-
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Hai dự án nhà máy xử lý rác tại Đà Nẵng: 10 năm vẫn nằm trên giấy -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Quảng Ngãi: Loạt dự án dang dở gây lãng phí -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Cục Quản lý Dược lý giải kết luận của Thanh tra Chính phủ về hồ sơ tồn đọng -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán