-
Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương hé lộ 8 nhà đầu tư mua 35 triệu cổ phiếu -
Hai công ty bất động sản vừa huy động trái phiếu “khủng” dịp cuối năm -
Tasco muốn thế chấp vốn công ty con để phát hành tối đa 500 tỷ đồng trái phiếu -
CII muốn phát hành trái phiếu chuyển đổi, tung chiêu quay số trúng vàng, iPhone... hút cổ đông -
VNDirect đột ngột thay đổi kế hoạch sử dụng hơn 2.400 tỷ đồng -
Chuyển động tại Sabibeco: Ghế CEO đổi chủ, người nội bộ thoái vốn, ngày về Sabeco không xa?
Nhiệm vụ trọng tâm
Tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 vừa qua, ban lãnh đạo COMA18 khẳng định, việc đầu tư xây dựng Khu công nghiệp (KCN) Kim Thành là nhiệm vụ trọng tâm của Công ty trong năm 2023 và các năm tiếp theo.
Cụ thể, trong quý II này, Công ty dự kiến hoàn thiện các thủ tục để xin phê duyệt điều chỉnh quy hoạch; trả tiền đền bù đợt 1 cho 378 hộ dân với tổng kinh phí 87 tỷ đồng và thực hiện lên phương án đền bù, giải phóng mặt bằng đợt 2. Dự kiến, quý III hoặc IV năm nay, COMA18 sẽ khởi công xây dựng hạ tầng dự án.
Dự án KCN Kim Thành có tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, diện tích gần 165 ha, nằm trên mặt đường quốc lộ 5A, cách cảng Hải Phòng khoảng 30 km, cách quốc lộ 5B khoảng 2 km, có đường trục Bắc - Nam 48,5 m chạy ngang qua, nối Quốc lộ 18 và Quốc lộ 5B, phía Bắc giáp sông Kinh Môn.
Khi được UBND tỉnh Hải Dương giao làm chủ đầu tư Dự án KCN Kim Thành (năm 2010), COMA18 vẫn là công ty con của Tổng công ty Cơ khí xây dựng (Bộ Xây dựng) và hoạt động kinh doanh khá tốt.
Tuy nhiên, sau đó, trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2020, COMA18 kinh doanh không thật sự hiệu quả, lỗ lũy kế gần bằng vốn đầu tư của chủ sở hữu (lỗ lũy kế 295 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2022), cùng với đó là sự biến động về cơ cấu cổ đông, nên Dự án KCN Kim Thành phải “đắp chiếu” .
Từ tháng 3/2021, sau khi được phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN này, COMA18 mới rục rịch triển khai trở lại.
Bên cạnh KCN Kim Thành, trong năm nay, COMA18 cũng sẽ tiếp tục hoàn thành các hạng mục còn lại của hợp đồng tư vấn thực hiện và làm tổng thầu xây lắp tại Dự án Khu đô thị An Tường Riverside - Tuyên Quang. Ngoài ra, Công ty sẽ liên danh, liên kết, hợp tác với các chủ đầu tư có quỹ đất lớn, đầy đủ pháp lý để thực hiện các dự án tiềm năng trên địa bàn Hà Nội và các địa phương khác.
Trên cơ sở đó, COMA18 dự kiến, năm 2023 đạt tổng doanh thu 120 tỷ đồng, lợi nhuận 20 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với kết quả kinh doanh lỗ 6,6 tỷ đồng trong năm 2022 .
Nguồn lực ở đâu?
Dự án KCN Kim Thành được kỳ vọng sẽ “góp phần lớn vào công cuộc tái cấu trúc doanh nghiệp, giải quyết được các tồn tại về công nợ trong quá khứ” của COMA18, song vấn đề nguồn lực để thực hiện dự án này dường như vẫn chưa có lời giải cụ thể.
COMA18 từng đặt mục tiêu khởi công Dự án vào cuối năm 2022, trong đó, nguồn lực thực hiện một phần đến từ việc phát hành cổ phiếu tăng vốn gấp đôi lên hơn 630 tỷ đồng. Phương án tăng vốn này đã không thành công, khi vốn cổ phần của COMA18 đến cuối năm 2022 vẫn là 315 tỷ đồng. Tuy nhiên, phía COMA18 cho rằng, do Công ty xin điều chỉnh quy hoạch 1/500 cho phù hợp với tình hình mới, nên dự án không triển khai được theo kế hoạch.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên vừa qua, các cổ đông của COMA18 đã đồng ý với phương án tăng vốn mới, đó là phát hành riêng lẻ 25 triệu cổ phiếu cho 10 nhà đầu tư cá nhân. Nếu thành công, COMA18 sẽ huy động được 250 tỷ đồng, trong đó dành 175 tỷ đồng bổ sung vốn góp cho Dự án KCN Kim Thành, 75 tỷ đồng còn lại dùng để bổ sung vốn lưu động.
Theo Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Dự án KCN Kim Thành có tổng vốn đầu tư 1.160,72 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 174,11 tỷ đồng. Số vốn mà COMA18 dự kiến huy động để bổ sung cho Dự án (175 tỷ đồng) tương đương phần vốn góp được nêu trong Quyết định. Điều này cho thấy sự hạn chế về nguồn lực của COMA18 khi thực hiện dự án lớn này.
Bên cạnh đó, để huy động phần vốn còn lại cho Dự án cũng là điều không hề dễ dàng, bởi lẽ, đối với các dự án đầu tư hạ tầng KCN, nhà đầu tư cần huy động được các nguồn vốn dài hạn.
Trong khi đó, báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 của COMA18 cho thấy, vay nợ của Công ty là 566,2 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính dài hạn là 345,8 triệu đồng, chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu nợ của COMA18. Nguyên nhân là do khoản vay dài hạn tại Ngân hàng TMCP Đại chúng đã chuyển sang ghi nhận là vay ngắn hạn do đã quá hạn thanh toán. Tại thời điểm 31/3/2023, khoản nợ này là 124,8 tỷ đồng, không thay đổi so với thời điểm đầu năm 2022.
Ngoài ra, theo Báo cáo Tài chính hợp nhất năm 2022, COMA18 còn đang “treo” một khoản chi phí lãi vay phải trả là 150,4 tỷ đồng, nhưng tại Báo cáo Tài chính quý I/2023, khoản này không được thuyết minh cụ thể.
-
FECON trúng thầu nhiều dự án mới tổng giá trị gần 1.700 tỷ đồng -
Chứng khoán VNDirect lên kế hoạch huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu -
Thuỷ sản Út Xi được chấp thuận giao dịch trên UPCoM dù lỗ vượt vốn điều lệ -
Hai công ty bất động sản vừa huy động trái phiếu “khủng” dịp cuối năm -
Tasco muốn thế chấp vốn công ty con để phát hành tối đa 500 tỷ đồng trái phiếu -
CII muốn phát hành trái phiếu chuyển đổi, tung chiêu quay số trúng vàng, iPhone... hút cổ đông -
Một công ty chứng khoán đóng hết phòng giao dịch, xả hàng cổ phiếu
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 1)
- Ninja Van Việt Nam tài trợ 100% chi phí vận chuyển của dự án “Áo ấm cho em”
- Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi
- Dấu ấn Techcombank - Thương hiệu ngân hàng số 1 Việt Nam
- Mở bán thành công 30 căn nhà dãy mặt tiền phố khu dân cư Lộc An
- SeABank thông báo mời thầu