-
Sự “cầu toàn” chính sách
-
Gấp rút ban hành chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Thái Lan
-
Hà Nội đưa Luật Địa chất và khoáng sản vào đời sống thực tiễn
-
Đề xuất nhiều giải pháp triển khai hiệu quả Nghị quyết 68 -
Thủ tướng đề nghị World Bank hỗ trợ vốn đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam
![]() |
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) dự kiến được ký kết trong tháng 11/2020. |
Việt Nam với cương vị Chủ tịch ASEAN dự kiến tổ chức một loạt hội nghị cấp cao theo hình thức trực tuyến trong 4 ngày, từ 12 -15 tháng 11, bao gồm cả Hội nghị cấp cao Đông Á với sự tham gia của Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ.
Thông tin về sự kiện này, Bangkok Post đưa tin, Bộ trưởng Thương Mại Jurin Laksanawisit sẽ đại diện cho Thái Lan ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) từ ngày 12-15/11 theo hình thức trực tuyến.
Chính thức đàm phán từ năm 2013, ban đầu có sự tham gia của 16 quốc gia Đông Á gồm 10 nước thành viên ASEAN cùng với 6 đối tác, gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ, tuy nhiên, vào giai đoạn đàm phán cuối cùng, Ấn Độ đã rút lui.
Bất chấp việc tạm thời không có Ấn Độ, 15 quốc gia RCEP vẫn sẵn sàng tiến tới thành lập một FTA lớn nhất thế giới. Theo tuyên bố của RCEP, 15 quốc gia tham gia đã kết thúc các cuộc đàm phán cho tất cả 20 chương và các vấn đề tiếp cận thị trường. Hiệp định RCEP sẽ được lên kế hoạch ký chính thức trong năm nay dù có Ấn Độ hay không. Hiệp định sẽ có hiệu lực vào năm 2021 hoặc tháng 1/2022.
Theo quy trình phê chuẩn của quốc hội, nếu một nửa số quốc gia thành viên RCEP (ít nhất 6 quốc gia ASEAN và 4 quốc gia không phải thành viên ASEAN) phê chuẩn, hiệp định sẽ được thực thi ngay lập tức.
Hiệp định RCEP được ký kết và đi vào thực thi sẽ hình thành khu vực kinh tế lớn nhất từ trước đến nay, với GDP quy mô lên tới 32% tổng GDP toàn cầu, khoảng 32.000 tỷ USD.
Đối với Việt Nam, RCEP được ký kết và có hiệu lực sẽ giúp mở cửa để nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất.
Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham gia vào mạng lưới chuỗi giá trị và sản xuất khu vực, đồng thời được hưởng lợi từ việc cắt giảm chi phí giao dịch và môi trường kinh doanh thân thiện hơn nhờ hài hòa hóa các quy định hiện hành và áp dụng chung trong các FTA khác nhau của ASEAN.
-
Đề xuất nhiều giải pháp triển khai hiệu quả Nghị quyết 68 -
Thủ tướng đề nghị World Bank hỗ trợ vốn đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam -
Quốc hội sẽ chất vấn hai bộ trưởng, đã dự kiến 3 nhóm vấn đề để chọn 2 -
Chính sách hỗ trợ phải tránh tình trạng "doanh nghiệp không chịu lớn" -
Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đội vốn Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu -
Đưa hợp tác tài chính song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đi vào chiều sâu -
Bộ trưởng Công thương: Việt Nam ưu tiên thúc đẩy thương mại đa phương
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị
-
Sự kiện mở bán Anlac Green Symphony: Bản giao hưởng xanh đánh thức 5 giác quan
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ