Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 11 tháng 09 năm 2024,
Dù môi trường M&A còn thách thức, nhưng các doanh nghiệp Nhật vẫn muốn tiếp cận
Việt Dũng - 28/11/2023 16:46
 
Theo ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ Mua bán - Sáp nhập xuyên quốc gia, RECOF Corporation, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam, đây là giai đoạn phù hợp cho bất kỳ công ty nào muốn mở rộng tại thị trường Việt Nam.

Ông Masataka “Sam” Yoshida đã nhận định như trên tại Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2023 (M&A Vietnam Forum 2023) lần thứ 15 do Báo Đầu tư tổ chức.

RECOF có hoạt động toàn cầu, nhưng đội ngũ đã tập trung khoảng 80 - 85% để "hút đẩy" đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản. RECOF ghi nhận rằng, Việt Nam đã thu hút được nhiều khoản đầu tư từ các nhà đầu tư như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… nhưng vẫn vắng nhiều công ty châu Âu, chỉ có số ít nhà đầu tư đến từ Mỹ.

dfsd
Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ mua bán - sáp nhập xuyên quốc gia, RECOF Corporation, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam. Ảnh: Lê Toàn


Mới đây, RECOF đã tổ chức Hội nghị GMAP tại TP.HCM, mục tiêu nhằm tạo cầu nối và điều kiện cho các chuyên gia M&A GMAP tìm hiểu và xác định chiến lược đầu tư tại Việt Nam. Thông qua GMAP, RECOF Việt Nam mong muốn thúc đẩy hơn nữa việc hiện thực hóa các giao dịch M&A xuyên biên giới cho các doanh nghiệp Việt Nam ra toàn cầu, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản.

Bên cạnh đó, RECOF Việt Nam mong muốn trở thành cầu nối quan trọng, kết nối các chuyên gia M&A của GMAP và các nhà đầu tư với những cơ hội tại thị trường Việt Nam.

“Có thể nói rằng, Hội nghị đã thành công tốt đẹp khi thu hút sự quan tâm rất lớn từ các đối tác, các nhà đầu tư cũng tỏ ra hào hứng khi đề cập đến việc đầu tư vào Việt Nam. Đây là cơ sở để có thể đo lường trước cho cơ hội M&A của Việt Nam trong thời gian tới", ông Masataka “Sam” Yoshida cho biết.

Theo nhận định mà ông Masataka “Sam” Yoshida đưa ra, những lĩnh vực liên quan tới người tiêu dùng sẽ tiếp tục thu hút các cơ hội M&A từ nhà đầu tư ngoại, như FMCG (hàng thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày) - bán lẻ, sản xuất - chế biến thực phẩm, logistics - kho bãi, tài chính - fintech…

Tuy nhiên, môi trường M&A tại Việt Nam vẫn còn những thách thức nhất định. Ông đã liệt kê ra 3 thách thức chính là thời gian, hệ thống kế toán và kỳ vọng định giá quá cao của bên bán. Hiện nay, thách thức lớn nhất chính là vấn đề thời gian.

Ông Masataka “Sam” Yoshida kể, thương vụ giữa các doanh nghiệp Nhật Bản chỉ mất khoảng 3 tháng là hoàn tất; giữa doanh nghiệp Nhật Bản với các đối tác châu Âu thì mất 6 tháng. "Nhưng thương vụ giữa doanh nghiệp Nhật Bản với doanh nghiệp Việt Nam phải mất 12 tháng", ông phân tích.

Tuy vậy, ông cũng nhấn mạnh, thị trường M&A Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để các công ty Nhật Bản tiếp cận.

"Thách thức thì vẫn còn đó và chúng ta cùng tìm cách vượt qua, cơ hội vẫn là tốt nhất, kể cả với những thách thức này", ông Giải thích. Song ông cũng nhắc đến thực tế là người Nhất rất thận trọng trong mọi việc.

"Vì vậy, chúng tôi sẽ cố gắng thúc đẩy hơn nữa để ngày càng có nhiều thương vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản”, ông Masataka Sam Yoshida nói.

Thị trường M&A Việt Nam sẽ sớm đạt mốc 20 tỷ USD trong vòng 3 năm tới
Bà Bình Lê Vandekerckove, Nhà sáng lập & Tổng giám đốc, Công ty Tư vấn thương vụ ASART cho rằng, trong 3 năm tới, quy mô thị trường M&A Việt Nam có thể...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư