
-
Niềm tin của nhà đầu tư là nhân tố hỗ trợ tăng trưởng
-
Bế mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025
-
Nỗ lực cao nhất, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2025
-
Chế tài xử lý hành vi gây lãng phí sẽ nghiêm khắc hơn
-
Đại học quốc gia được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia -
Cán bộ y tế, giáo dục, truyền thông có thể tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình
![]() |
Đại biểu Nguyễn Quốc Hận tham gia thảo luận. |
Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) cho rằng cần mở rộng phạm vi đầu tư của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với điểm đầu là Lạng Sơn và điểm cuối là Mũi Cà Mau thay vì từ Hà Nội tới TP.HCM như phương án hiện tại Chính phủ trình.
Tiếp tục Kỳ họp thứ tám, chiều 20/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (Dự án) với tổng mức đầu tư trên 67 tỷ USD, thực hiện trong giai đoạn 2025 - 2035.
Phương án Chính phủ trình là tuyến đường này bắt đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố, chiều dài tuyến khoảng 1.541 km.
Thống nhất rất cao với chủ trương đầu tư dự án, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) cho rằng dự án này sẽ tạo động lực để phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Tuy nhiên, vị đại biểu Cà Mau đề nghị Quốc hội mở rộng phạm vi đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với điểm đầu là Lạng Sơn và điểm cuối là Mũi Cà Mau thay vì từ Hà Nội tới TP.HCM như Chính phủ trình.
Đây là dự án được đầu tư bằng hình thức đầu tư công. Theo đại biểu Nguyễn Quốc Hận, vì nguồn lực có hạn nên có thể phân kỳ đầu tư. Chẳng hạn giai đoạn từ 2025 - 2035, đầu tư đoạn từ Hà Nội - TP.HCM còn giai đoạn từ 2035 - 2040 đầu tư các đoạn còn lại.
Việc xác định phạm vi đầu tư này ngoài việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ trong cả nước còn tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa, phù hợp thị trường xuất khẩu của nước ta, vị đại biểu Cà Mau nêu lý do đề xuất mở rộng phạm vi đầu tư.
Theo phân tích của ông Nguyễn Quốc Hận, đất nước ta trải dài theo chiều Bắc - Nam, từ Lạng Sơn tới Mũi Cà Mau. Hai khu vực miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long là phên dậu của quốc gia nhưng cả hai lại phát triển rất chậm, đời sống nhân dân hết sức khó khăn.
Dù có rất nhiều tiềm năng nhưng với vị trí xa xôi, hẻo lánh, đi lại khó khăn vất vả nên dù có trải thảm đỏ các nhà đầu tư cũng không mặn mà.
“Theo tôi, điểm nghẽn lớn nhất của 2 vùng này là do hạ tầng giao thông thấp kém, khó thu hút các nhà đầu tư”, ông Nguyễn Quốc Hận nhìn nhận và nhấn mạnh đề nghị mở rộng đầu tư tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam tới 2 khu vực phên dậu, vùng biên cương đất nước để những nơi này “không phải điểm đầu hay cuối mà là điểm đến của nhà đầu tư”.
Tán thành với ý kiến đại biểu Cà Mau, đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) nói, với những ưu thế vượt trội của đường sắt cao tốc, tha thiết đề nghị Quốc hội xem xét lại phạm vi đầu tư của dự án này.
Bởi, nếu kết nối 2 địa đầu đất nước thì rất tốt, tạo điều kiện cho những địa phương đi qua có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, du lịch.
Trong trường hợp chưa đảm bảo nguồn lực, bà Hoa Ry kiến nghị cần phải kéo dài tuyến đường sắt cao tốc tới TP.Cần Thơ thay vì chỉ dừng lại ở TP.HCM.
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry nêu rõ, vùng đồng bằng sông Cửu Long có vị trí rất quan trọng, tiềm năng to lớn nhưng phát triển chưa tương xứng, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với cả nước.
Các chuyên gia đều đánh giá, điểm nghẽn lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long chính là kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng kết nối đồng bằng sông Cửu Long với TP.HCM, vị đại biểu Bạc Liêu nói.
Vẫn theo nữ đại biểu, hiện nay, cao tốc TP.HCM - Cần Thơ trở thành tuyến huyết mạch kết nối với TP.HCM với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, thường xuyên ùn tắc, làm giảm sức cạnh tranh của cả vùng.
“Tôi tha thiết chủ trương đầu tư nên nối dài tuyến đường sắt cao tốc từ TP.HCM đến TP.Cần Thơ. Như vậy sẽ có ý nghĩa quan trọng giảm tải giao thông trong các tuyến từ vùng Đông Nam Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long, giúp phát triển du lịch, thương mại. Điều này sẽ giúp đồng bằng sông Cửu Long không bị bỏ lại so với các vùng khác, phất triển tương xứng với tiềm năng vốn có của mình”, vị đại biểu Bạc Liêu phát biểu.
“Là công dân của đồng bằng sông Cửu Long tôi rất xót xa khi Dự án chỉ đầu tư tới TP.HCM mà không tới Cần Thơ”, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nói.
Chỉ có 100 km nữa thôi, nếu đầu tư đến Cần Thơ thì người dân rất phấn khởi, ông Hòa nhấn mạnh.

-
Chế tài xử lý hành vi gây lãng phí sẽ nghiêm khắc hơn -
Đại học quốc gia được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia -
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam -
Cán bộ y tế, giáo dục, truyền thông có thể tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình -
Sân bay Nội Bài chào đón đường bay kết nối Hà Nội với Châu Phi của Ethiopian Airlines -
Quảng Trị xem xét hỗ trợ cán bộ di chuyển ra làm việc tại trụ sở mới -
Hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân bị phạt tiền tối đa 10 lần khoản thu
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng