Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Duy trì, phát triển những cánh đồng mía lớn để cùng nông dân làm giàu
Thùy Vinh - 08/05/2019 08:45
 
Trước thách thức mà cũng là cơ hội khi thời điểm Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực với ngành Mía đường đang đến gần cũng như trong bối cảnh chung của cả nước, Công ty TNHH MTV Thành Thành Công - Gia Lai (TTC-Gia Lai) đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng hành cùng người trồng mía các huyện Ia Pa, Phú Thiện, Krông Pa, Chư Sê và thị xã Ayun Pa để nông dân có thể làm giàu từ cây mía.
Trong đó, việc áp dụng cánh đồng mía lớn là lựa chọn tối ưu.  Để có vùng nguyên liệu ổn định Khi bước vào cuộc chơi lớn, những rào cản thương mại dần được xóa bỏ, đường nhập khẩu đến từ các nước ASEAN bắt đầu được áp dụng chính sách miễn giảm thuế, ngành Mía đường Việt Nam cần thay đổi tư duy và phương thức canh tác để thích nghi với tình hình mới.
Trong vụ ép 2016 - 2017, nhiều hộ đồng bào dân tộc Jrai tại xã Chư Mố đã được TTC Gia Lai tuyên truyền, vận động xóa bỏ bờ ruộng, liên kết lại để trồng mía theo mô hình cánh đồng mẫu lớn trên những chân ruộng lúa một vụ kém hiệu quả.
Trong đó, Công ty đầu tư 100% chi phí làm đất, tiền giống, tiền trồng, phân bón, chăm sóc, hướng kỹ thuật và được bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
Đặc biệt, khoản chi phí đầu tư trồng mới được phân bổ thu hồi vốn trong 3 năm nên hầu hết các hộ tham gia mô hình đều rất phấn khởi.
Niên vụ đầu tiên chỉ có trên 24 ha của 23 hộ tham gia nhưng đến ngày thu hoạch, năng suất mía bình quân lại đạt 80 - 100 tấn/ ha, cao hơn so với các hộ trồng mía nhỏ lẻ, mang lại nguồn thu nhập tốt và ổn định hơn so với cây lúa cũng như một số cây trồng khác.
Sự thành công này đã mang sức bật mới trên cánh đồng khi nhiều hộ có đất liền kề bắt đầu mạnh dạn cùng nhau “dồn điền” để xây dựng cánh đồng mía lớn.
Là một trong những nhóm đầu tiên trồng mía trên cánh đồng này, ông Kpă Nguyên (làng Plei pa Ma Hlak, xã Chư Mố, huyện Ia Pa) cho biết: “Nhóm chúng tôi trồng mía cách nay gần 3 năm đến nay cây mía vẫn còn sinh trưởng phát triển rất tốt.
Năm đầu tiên năng suất mía đạt trên 130 tấn/ha, trừ mọi chi phí thu được hơn 50 triệu đồng/ha. Năm ngoái giá mía xuống thấp nhưng nhờ chi phí đầu tư chăm sóc mía gốc cũng thấp nên các thành viên trong nhóm vẫn có lợi nhuận hơn 20 triệu đồng/ ha.
Hiện nay nhóm vẫn duy trì trồng mía, đây là năm cuối cùng hoàn thành hợp đồng với TTC Gia Lai, dù giá mía không còn cao như những năm trước nhưng chúng tôi vẫn đồng hành cùng Công ty vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Trong năm tới, nhiều hộ vẫn tiếp tục trồng cây mía theo mô hình cánh đồng mía lớn vì dù gì cây trồng này vẫn mang lại cuộc sống ấm no hơn so với trồng lúa một vụ”.
Bà Vũ Thị Lan - Phó Giám đốc phụ trách nguyên liệu Công ty TNHH MTV Thành Thành Công - Gia Lai cho hay: “Mô hình cánh đồng mía lớn tại 2 xã Chư Mố và Ia Kdăm (huyện Ia Pa) vẫn được người dân duy trì và phát triển.
Đến nay xã Chư Mố có 15 mô hình với diện tích 112,5 ha của 113 hộ gia đình, còn tại xã Ia Kdăm phát triển 10 nhóm với diện tích 71,3 ha. Hầu hết các hộ trồng mía nhỏ lẻ đều mong muốn tham gia liên kết để đồng hành cùng nhà máy trong những năm tới.
Không chỉ 2 cánh đồng này, một số cánh đồng tại xã Ia Peng, Chrôhpơnan, Ia Piar (Phú Thiện), xã Hbông thuộc huyện Chư Sê vẫn được người dân duy trì theo mô hình trên, đó là một điều rất đáng mừng”.
Cánh đồng mía lớn là điều kiện tiên quyết để áp dụng hiệu quả cơ giới hóa Cùng đồng hành, cùng phát triểnThời điểm hiện nay, giá mía tại một số tỉnh thành trong nước có phần sụt giảm khiến một bộ phận người trồng mía dao động tư tưởng, ảnh hưởng không nhỏ đến chủ trương phát triển vùng nguyên liệu trong những năm tới. 
Ông Hoàng Trọng Tịnh - Giám đốc Công ty TNHH MTV Thành Thành Công - Gia Lai cho biết: “Trong bối cảnh ngành Mía đường cả nước đang gặp rất nhiều khó khăn, Công ty vẫn luôn có những hướng đi phù hợp để giúp người trồng mía tiếp tục đồng hành cùng nhà máy, đôi bên cùng hưởng lợi.
Để đảm bảo vùng nguyên liệu cho nhà máy hoạt động, thời gian qua, Công ty tập trung xây dựng mô hình cánh đồng mía lớn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giúp bà con có thu nhập ổn định.
Dù giá mía có xuống thấp hơn những năm trước đây song Công ty vẫn nỗ lực đầu tư, thu mua mía giúp nông dân có lãi bình quân 8 - 10 triệu đồng/ha.
Muốn thực hiện được việc này, hiện nay Công ty đang nỗ lực thay đổi tập quán và phương thức trồng mía của bà con nông dân. Ngoài đầu tư vốn cơ bản như những năm trước, trong vụ đầu tư 2018 – 2019, Công ty bắt đầu triển khai thêm chính sách khuyến khích nhân rộng liên kết sản xuất tạo cánh đồng mía lớn.
Theo đó, nếu liên kết từ 5ha trở lên sẽ được hỗ trợ tối đa 6,3 triệu đồng/ha cho việc cày ngầm, trồng mía đúng quy cách, bón phân vi sinh/bã bùn cải tạo đất và nhiều chính sách có lợi khác. Có như vậy mới phát triển được vùng nguyên liệu mía bền vững để nhà máy hoạt động hiệu quả, nông dân có lãi bền vững”.
Thành Thành Công - Biên Hòa tham vọng đánh chiếm thị trường đường ASEAN và EU
Không chỉ mua lại Nhà máy Đường của Hoàng Anh Gia Lai tại Lào, Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa còn “kiếm được” nhà đầu tư chiến...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư