
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
GDP thực tế của Eurozone ước giảm mạnh trong quý IV/2022 và quý I/2023 - với mức giảm tích lũy là 1,7%. Ảnh: AFP |
Tình hình u ám
Eurozone, gồm 19 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), đã phải chịu áp lực đáng kể kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022.
Việc phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Điện Kremlin cùng với việc đột ngột chấm dứt nhập khẩu khí đốt từ Nga, đẩy các hộ gia đình và doanh nghiệp vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng. Các yếu tố này khiến triển vọng kinh tế của Eurozone trở nên u ám.
Phát biểu trên đài CNBC, ông Holger Schmieding, chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Berenberg (Đức), đánh giá: "Niềm tin của người tiêu dùng đã sụt giảm nghiêm trọng đến mức suy thoái kinh tế có thể sẽ không hề nhẹ".
Dữ liệu từ Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu - cho thấy niềm tin của người tiêu dùng đã xuống thấp kỷ lục trong tháng 9/2022. Mặc dù niềm tin đã được cải thiện đôi chút kể từ đó, nhưng người tiêu dùng châu Âu vẫn lo sợ về tương lai và tình hình tài chính của họ.
Ông Schmieding cho biết GDP thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát) của Eurozone sẽ giảm mạnh trong quý IV/2022 và quý I/2023 - với mức giảm tích lũy là 1,7%. Tăng trưởng âm hai quý liên tiếp là dấu hiệu kỹ thuật của một cuộc suy thoái.
"Nguy cơ suy thoái gia tăng"
Ước tính sơ bộ cho thấy tăng trưởng của Eurozone đã chậm lại trong quý III/2022 so với quý trước đó - từ mức tăng trưởng 0,8% xuống 0,2%. Đặc biệt, Vương quốc Bỉ, Cộng hòa Latvia và Cộng hòa Áo đã chứng kiến kinh tế suy giảm trong quý III.
Ông Spyros Andreopoulos, chuyên gia kinh tế cấp cao về thị trường châu Âu tại Ngân hàng BNP Paribas (Pháp), cho biết: "Tôi không cho rằng nó (mức độ suy thoái - BTV) là nhẹ, nó sẽ chắc chắn nặng nề hơn những gì hội đồng ECB [Ngân hàng Trung ương châu Âu] dự đoán".
Ngân hàng Trung ương châu Âu đã dần bắt đầu thừa nhận khả năng xảy ra suy thoái ở Eurozone. Phát biểu vào đầu tháng này, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, bà Christine Lagarde, đã nhấn mạnh rằng "nguy cơ suy thoái đã tăng lên".
Tuy nhiên, các dự báo tăng trưởng hàng năm do Ngân hàng Trung ương châu Âu công bố trước đó vẫn chưa tính đến sự suy giảm kinh tế trên toàn khối. Họ dự báo tăng trưởng GDP sẽ đạt 3,1% trong năm 2022 và 0,9% vào năm 2023. Các dự báo sẽ cập nhật vào tháng tới.
"Tôi nhận thấy rủi ro [suy thoái kinh tế] có thể kéo dài sang quý II [năm 2023]", ông Andreopoulos bày tỏ lo ngại khi đề cập đến cuộc khủng hoảng năng lượng và động thái thắt chặt chính sách tiền tệ của của châu Âu.
Rủi ro hiện hữu khác là nhiệt độ vào giữa mùa đông được dự báo giảm đáng kể vào đầu năm 2023. Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã tăng lãi suất 3 lần trong năm nay và dự báo sẽ tiếp tục đà tăng lãi suất. Hệ lụy là tăng lãi suất mạnh có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế khi chi phí vay vốn tăng lên.
Theo dự báo của Ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ), kinh tế Eurozone sẽ suy giảm 0,2% trong năm 2023. Riêng Đức, nền kinh tế đầu tàu của khu vực này, sẽ đối mặt mức suy giảm mạnh nhất, tới -0,7%.
Các nhà phân tích tại Morgan Stanley cảnh báo, thị trường khí đốt tự nhiên của châu Âu vẫn bị thu hẹp và giá khí đốt sẽ tiếp tục tăng. Các mức hỗ trợ tài chính sẽ rất lớn, nhưng lạm phát ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp và thu nhập thực tế của các hộ gia đình, kéo giảm đầu tư và tiêu dùng.
Các nhà kinh tế lưu ý, ngay cả khi Eurozone thoát khỏi suy thoái trong quý I/2023, thì những tháng tiếp theo vẫn sẽ khó khăn.
"Tôi cho rằng đà phục hồi sẽ chậm", ông Marco Valli, chuyên gia kinh tế trưởng về thị trường châu Âu tại Tập đoàn dịch vụ tài chính UniCredit (Italia) nhận định. Chuyên gia này cũng cho rằng lãi suất tăng cao hơn là một trong những yếu tố chính ngăn cản đà tăng trưởng.
Khi được hỏi liệu 2023 có phải là năm dễ dàng cho Eurozone hay không, ông Valli khẳng định: "Không, hoàn toàn không".
Đồng tình quan điểm trên, ông Felix Hufner, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Tập đoàn tài chính UBS (Thụy Sĩ) cho rằng nếu suy thoái kinh tế kết thúc vào quý II/2023, thì sự phục hồi vào cả năm sẽ là "yếu ớt… bởi vì hoạt động tích trữ (khí đốt - BTV) sẽ bước sang một giai đoạn mới".
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã xoay sở để đảm bảo rằng kho chứa khí đốt tự nhiên sẽ được lấp đầy cho mùa đông này, nhưng họ sẽ phải tìm nguồn cung cấp mới cho năm tới nếu ngừng phụ thuộc vào nguồn hợp chất hữu cơ hydrocacbon của Nga - động thái này sẽ gây tốn kém khi nhu cầu toàn cầu tăng lên.
Đó là "không phải là một dự báo thú vị", ông Hufner nói về triển vọng kinh tế của Eurozone trong năm 2023.
Tuy nhiên, đặt nó trong bối cảnh với các cuộc suy thoái trước đó, các nhà kinh tế cho rằng bức tranh kinh tế sẽ không tồi tệ như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay gần đây hơn là trong đại dịch Covidd-19. Kinh tế Eurozone đã suy giảm 4,4% trong năm 2009 và 6,1% vào năm 2020.

-
Chủ tịch Fed Jerome Powell: Áp đặt thuế quan làm tăng thất nghiệp, lạm phát cao tại Mỹ
-
Mỹ bắt đầu áp thuế cơ sở 10% đối với tất cả đối tác thương mại
-
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chia sẻ về "cuộc điện đàm rất hiệu quả" với Tổng Bí thư Tô Lâm
-
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ từ ngày 10/4
-
Giới phân tích chỉ ra 2 ưu tiên của Trung Quốc khi ứng phó với thuế quan Mỹ -
WTO cảnh báo tác động từ các biện pháp thuế mới của Mỹ với thương mại toàn cầu -
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Loạt "ông lớn" của Mỹ bị ảnh hưởng khi Tổng thống Trump áp thuế -
Mỹ áp thuế quan "có đi có lại" đối với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Dòng vốn đầu tư tìm về các quỹ ETF châu Âu
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort