-
Mỹ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp -
Green i-Park tìm “công thức” hiện thực hóa nhà ở xã hội trong khu công nghiệp -
AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp -
Dấu ấn vị thế của SOL E&C trên "bản đồ" ngành xây dựng Việt Nam -
Quảng Nam: Đã khởi nghiệp phải thành doanh nghiệp -
Công ty Tân Đệ đặt mục tiêu tăng trưởng 10% và đầu tư công nghệ mới
Ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đặc biệt nhấn mạnh về tiêu chí hiệu quả khi triển khai thực hiện tự động hóa lưới điện phân phối tại hội thảo Tự động hóa lưới điện phân phối của EVN.
Trước thực tế mức độ tự động hóa tại 5 tổng công ty điện lực đang khác nhau do có địa bàn khác nhau nên lãnh đạo EVN cũng yêu cầu cần có chỉ tiêu, thước đo cụ thể để đánh giá thực trạng từng đơn vị, từ đó có mục tiêu, định hướng rõ ràng trong phát triển tự động hóa lưới điện phân phối, thực hiện hiệu quả để cung cấp điện tốt nhất cho người dùng điện.
Trong bối cảnh ngành Điện Việt Nam hiện nay có sự xâm nhập cao của các nguồn năng lượng tái tạo, việc thực hiện tự động hóa lưới điện phân phối cũng đòi hỏi phải có sự phối hợp, không tách rời giữa Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia và các tổng công ty điện lực.
Trung tâm điều khiển thứ hai của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện TPHCM có tổng mức đầu tư 73 tỷ đồng |
Một trong những lý do cần áp dụng giải pháp tự động hoá lưới điện phân phối là vì hệ thống phát triển ngày càng phức tạp với hàng trăm ngàn máy biến áp, bộ điều khiển và các trạm điện… Việc quản lý và vận hành toàn bộ hệ thống bằng các phương pháp giản đơn, truyền thống là không hiệu quả, tốn kém và không đáp ứng được yêu cầu vận hành.
Bên cạnh đó, việc phát triển nhanh chóng của các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời và gió, lượng điện sản xuất và sử dụng trên lưới điện phân phối ngày càng tăng cũng là thách thức trong vận hành.
Khi áp dụng giải pháp tự động hoá lưới điện phân phối, các thiết bị và trạm điện được kết nối và giám sát thông qua các hệ thống tự động, điều này giúp quản lý và vận hành hệ thống trở nên đơn giản, hiệu quả hơn, đồng thời giảm thiểu sự cố do sai sót của con người gây ra.
Theo Ban Kỹ thuật sản xuất EVN, hiện nay, các tổng công ty điện lực đều đã triển khai hầu hết các ứng dụng tự động hoá lưới điện phân phối. Một số hạng mục tự động hóa đạt mức độ thực hiện 100% tại cả 5 Tổng công ty Điện lực như: tự động giám sát trạm biến áp; tự động bảo vệ (các hệ thống bảo vệ trạm biến áp và đường dây khi có sự cố); điều khiển xa thiết bị trạm biến áp 110kV; trạm biến áp 110kV tự động điều chỉnh điện áp,…
Đối với việc triển khai hệ thống SCADA/DMS/DAS tại các đơn vị, hiện nay, các tổng công ty điện lực đã đầu tư trang bị các hệ thống SCADA/DMS cho lưới điện phân phối, nhưng việc khai thác chức năng DMS (Distribution Management System) tại các tổng công ty điện lực ở các mức độ khác nhau.
Về lộ trình tự động hóa lưới điện phân phối, Ban Kỹ thuật Sản xuất EVN nêu một số định hướng như: tiếp tục nghiên cứu các ứng dụng smart grid (lưới điện thông minh) trong lĩnh vực quản lý năng lượng, quản lý lưới điện và quản lý phụ tải. Đồng thời, nghiên cứu ứng dụng giải pháp về quản lý điều khiển nhà máy điện ảo – VPP (virtual power plants); nghiên cứu ứng dụng microgrid (lưới điện vi mô)…
Cũng có những thách thức đang đặt ra mà EVN và các đơn vị sẽ phải giải quyết trên lộ trình tự động hóa lưới điện phân phối, như: vấn đề hoàn thiện hạ tầng lưới điện, hệ thống SCADA/DMS, vấn đề an ninh mạng. Đồng thời, cần có nguồn nhân lực chất lượng cho công tác SCADA/DMS, cần đào tạo chuyên nghiệp để các đơn vị có khả năng tự thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu tự động hóa…
Theo Phó tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải, mức độ tự động hóa của đơn vị phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm kết lưới, số lượng thiết bị đóng cắt, số lượng thiết bị được điều khiển xa, mức độ tích hợp tự động hoá... Thực tế, tùy điều kiện lưới điện, các đơn vị thực hiện các nội dung tự động hoá phù hợp nhằm mục tiêu nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ khách hàng, tối ưu vận hành hệ thống và đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Ông Hải cũng đồng thời lưu ý, khi thực hiện tự động hóa lưới điện phân phối, cần chú trọng yếu tố con người để quản lý, phát triển, duy trì các hệ thống tự động vận hành đúng chức năng, thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
-
Five Star Eco City: Hướng đến khu đô thị sinh thái kiểu mẫu tại phía Nam TP.HCM -
Mỹ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp -
Việt Nam SuperPort TM hợp tác với Bưu điện Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 18/12/2024
-
Green i-Park tìm “công thức” hiện thực hóa nhà ở xã hội trong khu công nghiệp -
CEO Lazada Việt Nam: Mọi “người chơi” trên thị trường TMĐT, cuối cùng sẽ tìm đến sự ổn định -
AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp -
Dấu ấn vị thế của SOL E&C trên "bản đồ" ngành xây dựng Việt Nam -
Nộp ngân sách hơn 541 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trường -
Môi trường kinh doanh năm 2025: Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm” -
Quảng Nam: Đã khởi nghiệp phải thành doanh nghiệp
- Bộ lịch HDBank 2025: 35 năm mùa Xuân hành động, Tết Xanh vững bền
- Đột phá với nhiều kỷ lục, PV GAS đạt doanh thu gần 130.000 tỷ đồng trong năm 2024
- IEC Residences Quy Nhơn bàn giao nhà, đón cứ dân về tổ ấm mới
- Nutifood chọn đối tác thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- Những công trình kỷ lục kiến tạo nên tương lai bền vững của Pebsteel
- Tận hưởng phong cách sống ý vị với thẻ thanh toán Techcombank Priority