Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 07 tháng 05 năm 2024,
Tự động hóa và AI là chìa khóa để cải thiện hiệu suất kinh doanh
N.L - 22/04/2022 17:10
 
Bà Phạm Thị Thu Diệp, Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Công nghệ của IBM Việt Nam, chia sẻ về xu hướng công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI).
TIN LIÊN QUAN

Bà có thể cho biết quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam có những thay đổi gì sau khi đại dịch diễn ra? 

Trước đại dịch, Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý và vận hành doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp không cho đó là nhu cầu cấp thiết tại thời điểm đó. Sau đó, IBM đã thấy sự gia tăng đột biến trong hoạt động chuyển đổi số, một sự thay đổi to lớn so với thời kỳ tiền Covid và chúng tôi hy vọng điều này sẽ được tiếp diễn.

Bà Phạm Thị Thu Diệp, Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Công nghệ của IBM Việt Nam

Khoảng 43% các Giám đốc Điều hành tham gia khảo sát của IBM cho biết doanh nghiệp của họ đã nhanh chóng ứng dụng (AI) khi đứng trước khủng hoảng về sức khỏe doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đã công nhận giá trị của AI trong hai hoạt động chính, đó là: tạo tiền đề để phát triển nhanh chóng vắc-xin Covid và tìm ra những bước đột phá trong các phương pháp điều trị sử dụng khoa học dữ liệu và máy học.

Theo bà, đâu là những thách thức hàng đầu cản trở việc ứng dụng AI cho các doanh nghiệp tại Việt Nam?

Đối với việc ứng dụng AI, sự tin tưởng đóng vai trò rất lớn, là yếu tố cần lưu tâm nhiều nhất trước khi bắt đầu triển khai công nghệ này. Công nghệ AI cần phải đáng tin cậy (trusted) và có thể hiểu được (explainable), từ đó, thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi công nghệ này và sự thành công của các doanh nghiệp, bao gồm cả cách họ duy trì phẩm chất của thương hiệu và sự tuân thủ đối với các quy định.

Một điều đáng lưu tâm, đó là dữ liệu chỉ nên do cá nhân sở hữu. Các doanh nghiệp nên có những giải pháp phù hợp để bảo vệ nhân viên và khách hàng của mình để họ biết rằng họ chính là đối tượng đang kiểm soát thông tin dữ liệu của cá nhân mình theo cách thức họ cho là phù hợp. Hơn nữa, giá trị còn nằm ở việc tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu của các cá nhân. Là một người tiêu dùng, tôi có quyền chọn đồng ý hoặc không đồng ý việc các công ty hoặc ứng dụng sử dụng dữ liệu của tôi.

Ngoài ra, sự thiếu kỹ năng và sự phức tạp ngày càng tăng của dữ liệu cũng là hai trong những thách thức hàng đầu cản trở việc ứng dụng AI.

Bà có thể chia sẻ nỗ lực của IBM trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng công nghệ AI để từ đó vận hành hiệu quả và cải thiện năng lực cạnh tranh của mình?

IBM tập trung vào việc mở rộng các dịch vụ tự động hóa được hỗ trợ bởi AI nhằm xây dựng một bộ sản phẩm tích hợp toàn diện phần mềm CNTT và phần mềm tự động hóa doanh nghiệp cho các khách hàng của hãng. Cốt lõi của những dịch vụ này là nền tảng Cloud Paks for Automation của IBM, một phần mềm đám mây lai tích hợp hàng đầu thị trường được thiết kế để giúp các doanh nghiệp giải quyết những thách thức lớn nhất về mặt vận hành khi triển khai tự động hóa bằng AI.

IBM liên tục tập trung vào việc cung cấp bộ ứng dụng tự động hóa toàn diện nhất có thể cho khách hàng của hãng thông qua các nỗ lực nghiên cứu và phát triển, xây dựng quan hệ đối tác mới trong ngành và đầu tư vào các công ty tiềm năng. Các thương vụ mua bán được cân nhắc dựa trên các khoản đầu tư của IBM để tăng cường hơn nữa năng lực tự động hóa toàn diện được hỗ trợ bởi AI cho kinh doanh và CNTT. Trong đó phải kể đến việc mua lại phần mềm myInvenio mang tới cho khách hàng bộ ứng dụng tự động hóa được hỗ trợ bởi AI toàn diện nhất được gói gọn trong nền tảng Red Hat OpenShift; mua lại công ty phần mềm WDG Automation giúp khách hàng tiếp cận mô hình tự động hóa thông minh thông qua robot phần mềm (software robot); ra mắt ứng dụng IBM Watson AIOps giúp các doanh nghiệp tự động hóa quy trình tự phát hiện, chẩn đoán và xử lý những bất thường trong hoạt động CNTT theo thời gian thực.


Những hoạt động đầu tư này phản ánh niềm tin của IBM rằng tự động hóa, dưới sự hỗ trợ của AI, là sự đổi mới to lớn tiếp theo khi nhắc tới phần mềm đám mây lai và là chìa khóa để cải thiện hiệu suất kinh doanh – không chỉ ở hiện tại mà còn trong thập kỷ tới.

dự đoán gì về hoạt động triển khai ứng dụng AI tại Việt Nam trong 10 năm tới? 

Tôi nghĩ Việt Nam đang đi đúng hướng với mục tiêu chính là trở thành một trung tâm AI của khu vực vào năm 2030.

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhanh hơn việc các doanh nghiệp sử dụng tự động hóa ngày nay, bao gồm cả các doanh nghiệp tại Việt Nam. Có 80% các công ty đã sử dụng hoặc có kế hoạch sử dụng công nghệ này trong 12 tháng tới. Đối với hơn 1/3 các doanh nghiệp tham gia khảo sát, đại dịch đã ảnh hưởng đến quyết định triển khai công nghệ tự động hóa của họ nhằm nâng cao năng suất của nhân viên, trong khi những doanh nghiệp khác nhận thấy những ứng dụng mới của công nghệ này giúp họ hoạt động linh hoạt hơn, như trong việc giải quyết các sự cố CNTT.

Tuy nhiên một nền tảng AI đáng tin cậy và có thể hiểu được là yếu tố vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. 91% doanh nghiệp sử dụng AI cho biết việc có thể giải thích nguyên nhân họ quyết định sử dụng AI là rất quan trọng. Trong khi các doanh nghiệp toàn cầu hiện nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc sử dụng một công nghệ AI đáng tin cậy, hơn một nửa số công ty cho rằng những rào cản đáng kể trong việc đạt được điều đó bao gồm thiếu kỹ năng, công cụ quản trị không linh hoạt, dữ liệu bị hiểu sai, v.v.

Khả năng truy cập dữ liệu ở mọi nơi là chìa khóa để đẩy mạnh hoạt động ứng dụng AI ở Việt Nam. Khối lượng dữ liệu gia tăng trong các doanh nghiệp đã dẫn đến hơn 2/3 các chuyên gia CNTT toàn cầu lấy dữ liệu từ hơn 20 nguồn khác nhau để cung cấp thông tin cho mô hình AI của họ. Gần 90% chuyên gia CNTT nói rằng chìa khóa để ứng dụng công nghệ chính là có thể chạy các dự án AI ở bất cứ nơi nào có dữ liệu.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư