
-
Sẵn sàng cho Đại lễ 30/4: MobiFone đảm bảo phục vụ hàng triệu khách hàng
-
Hàng triệu lượt tìm kiếm thông tin về "concert quốc gia"
-
CMC nhắm đích 250 triệu USD tại thị trường Nhật Bản
-
MobiFone đạt 2,5 triệu thuê bao 5G
-
Hoàn thiện pháp luật về dữ liệu cá nhân -
Ứng dụng thiết bị đo lường và phân tích tâm lý con người
![]() |
Bạn gọi một công ty có giá hàng tỷ USD, sống vì lợi nhuận nhưng lại hoạt động một phần dựa trên công sức của những lao động không công hoặc trả công không xứng đáng là gì? Cách đây một thế kỷ, người ta gọi đó là bóc lột, gọi những người làm công đó là nô lệ.
Nhưng trong năm 2015, chúng ta gọi đó là “mạng xã hội”, một thế giới mà tất cả mọi người làm việc vì “like” vì “share” mà chẳng được trả một đồng nào, trong khi các công ty lại thu về rất nhiều lợi nhuận từ chính những điều ấy.
Trong tháng vừa rồi, Reddit, một công ty tư nhân vừa được cấp 50 triệu USD tiền vốn liên doanh để dẹp yên cuộc nổi loạn của những tình nguyện viên, những người thực sự điều hành trang web này hay còn được gọi với cái tên:“quản trị viên”.
Nhưng trên thực tế, Reddit không phải là công ty duy nhất kinh doanh theo hình thức này. Những cái tên thậm chí còn đình đám hơn Reddit bao gồm Facebook, Twitter, YouTube và Wikipedia. Những trang web này không chỉ dựa trên nội dung do chính người dùng tạo ra để kiếm doanh thu, lợi nhuận quảng cáo hoặc tiền tài trợ mà họ còn “đào mỏ” người dùng bằng những cách thức khác để lấy tiền như dữ liệu cá nhân, các dữ liệu tổng hợp, lượt click…
Bạn tải một tấm ảnh tự sướng lên Facebook chỉ để cho vui, nhưng thực ra Facebook và tất cả những công ty luôn miệng nói với chúng ta rằng “chia sẻ là một phần tự nhiên của con người” lại dùng chính bức ảnh tự sướng đó phục vụ cho việc quảng cáo hướng đối tượng và tăng lợi nhuận. Điều tương tự xảy ra khi chúng ta viết bình luận trên một website. Tại đó những hệ thống hiển thị quảng cáo phức tạp, các chức năng lưu cookies sẽ sử dụng chính ý kiến của người dùng để kiếm tiền về cho doanh nghiệp.
Có một câu nói rất nổi tiếng trên internet như thế này: “Nếu bạn không phải trả tiền, bạn chính là sản phẩm”. Câu nói này gần như là chính xác, hay chính xác hơn là: Nếu bạn không phải trả tiền, bạn chính là sản phẩm hoặc bạn chính là người tạo ra sản phẩm.
Bù lại chúng ta được những gì?
Jusstin Anthoy Knapp, 33 tuổi là một biên tập viên của trang Wikipedia và cũng là một thành viên tích cực nhất trên trang web này. Hàng ngày anh Knapp lái chiếc xe “15 năm vẫn chạy tốt” từ khu nghèo nhất của Indianapolish (nơi anh sống) đến một quán ăn ở thành phố West Side. Anh là người giao bánh pizza, ngoài ra, anh còn kiêm thêm công việc ở tiệm thực phẩm và trực đường dây nóng.
![]() |
Hàng tối, Knapp vào Wikipedia, trung bình anh dành hơn 20 giờ một tuần để làm việc cho trang web này. Anh đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Wikipedia kiếm được 51 triệu USD tiền tài trợ vào năm ngoái và cũng là một trong những người giúp Google kiếm được doanh thu 16,5 tỷ USD trong năm 2014 (Google phụ thuộc rất nhiều vào những biên tập viên không được trả tiền của Wikipedia).
Thế nhưng Knapp chẳng kiếm được chút tiền nào từ đó, đổi lại anh nhận được những thứ theo anh là có giá trị hơn: sự giải trí, kiến thức và cơ hội để nâng cao giá trị bản thân cũng như gặp gỡ những người mới.
Một quản trị viên trang Reddit có cái tên Soupy Hands cho biết anh dành khoảng 40 giờ mỗi tuần để quản trị hơn 400 cộng đồng. Giá trị của công việc này với anh đó là cảm giác mình có quyền lực khiến cho cộng đồng trở nên tốt đẹp hơn.
Vậy điều này có thực sự là bóc lột?
Trong một bài tham luận năm 2014, ông Dorothy Howard, một biên tập viên của Wikipedia kiêm nhân viên lưu trữ đã đưa ra ý tưởng về một “chương trình cộng tác” tương tự như YouTube. Các biên tập viên và quản trị viên tích cực sẽ được trả tiền cho những đóng góp của mình. Ngoài ra, công ty truyền thông Scholz cũng ủng hộ một phong trào có tên gọi “hợp tác nền tảng”, tại đó các nhân viên kỹ thuật số sẽ tự đặt ra các yêu cầu về tiền lương cũng như các nền tảng do chính các nhân viên này sở hữu, tương tự như phong trào lao động từng diễn ra cách đây hơn 1,5 thế kỷ.
Nhưng không phải lúc nào những nhân viên này cũng chịu làm việc không công. Lịch sử internet từng chứng kiến nhiều vụ kiện tụng có liên quan đến vấn đề này. Cuối những năm 1990, các quản trị viên phòng chat của AOL đã kiện công ty vì nợ lương. Và chỉ 10 năm sau, AOL đã phải chi trả tới 15 triệu USD.

-
MobiFone đạt 2,5 triệu thuê bao 5G -
Apple cảnh báo người dùng iPhone tránh xa ứng dụng này -
Hoàn thiện pháp luật về dữ liệu cá nhân -
Ứng dụng thiết bị đo lường và phân tích tâm lý con người -
Yêu cầu doanh nghiệp không để nghẽn mạng dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 -
VNPT tăng cường trạm phát sóng lưu động cho chuỗi sự kiện lớn của đất nước -
Sáng tạo nội dung số để lan tỏa tinh thần “Yêu nước theo cách của bạn”
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)