-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Chỉ trong chưa đầy 1 tháng qua, 2 nhà máy có tổng vốn đầu tư lên tới 100 triệu USD của nhà đầu tư nước ngoài đã chính thức đi vào vận hành, tạo thêm xung lực cho xuất khẩu mặt hàng dệt may. Trong bối cảnh xuất khẩu dệt may giảm sút liên tục từ đầu năm 2016, đặc biệt ở khối doanh nghiệp trong nước, thì sự bổ sung nguồn lực từ các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) này càng được kỳ vọng sẽ nâng kim ngạch xuất khẩu trong những tháng còn lại của năm 2016.
Nhà máy may được đưa vào hoạt động cuối tháng 9/2016 thuộc về “ông chủ” Hàn Quốc là Tập đoàn Hansoll Textile, với quy mô công suất 90 triệu sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Giao Long (huyện Châu Thành, Bến Tre). Công ty TNHH Unisoll Vina nhận giấy chứng nhận đầu tư cho dự án này từ năm 2013 và tiến hành đầu tư với tổng vốn 50 triệu USD, chuyên sản xuất hàng may sẵn, trang phục và các sản phẩm từ da lông thú để xuất khẩu.
Doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 20%, nhưng đóng góp gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu 27,5 tỷ USD năm 2015 của ngành dệt may. Ảnh: Đức Thanh |
Qua các giai đoạn, tới thời điểm này, nhà máy đã hoàn thành đầu tư xây dựng 4 nhà xưởng, với 96 dây chuyền may, quy mô 5.500 công nhân. Đây là dự án FDI lớn nhất tại Bến Tre, cũng là dự án có số lao động lớn nhất của Tập đoàn Hansoll Textile tại Việt Nam. Dự kiến, đến năm 2018, Công ty Unisoll Vina sẽ hoàn thành toàn bộ 10 nhà xưởng, gồm 236 chuyền may, nâng tổng số công nhân lên trên 16.000 người.
Trong khi đó, VNG, một dự án nhà máy may mặc xuất khẩu với số vốn tương tự Hansoll Textile, cũng đã được khánh thành tại Vĩnh Phúc vào trung tuần tháng 10 vừa qua. Thuộc sở hữu của “ông chủ” Hồng Kông, Tập đoàn sản xuất hàng may mặc TAL, được xây dựng trên tổng diện tích 75.000 m2, VNG là nhà máy lớn và hiện đại nhất của TAL, có quy mô cung ứng 4 triệu sản phẩm ngay trong năm đầu tiên hoạt động.
Ông Roger Lee, Giám đốc điều hành TAL cho biết, việc đặt cơ sở sản xuất mới nhất tại Vĩnh Phúc là một minh chứng cho sự gắn kết lâu dài của Tập đoàn tại thị trường Việt Nam. Nhà máy đầu tiên mà TAL đầu tư tại Việt Nam được xây dựng ở Thái Bình vào năm 2004, với tổng vốn đầu tư 40 triệu USD.
Qua hơn 65 năm phát triển, TAL hiện là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực may mặc. Với lực lượng lao động hơn 26.000 nhân công làm việc tại 11 nhà máy tại Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, TAL đã trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành công nghiệp sản xuất hàng dệt may.
Đáng nói hơn, sự ra đời của nhà máy VNG, dự án thứ hai của TAL tại Việt Nam, đã nâng sản lượng của TAL tại các thị trường lên hơn 60 triệu sản phẩm may mặc mỗi năm và riêng số lao động tại 2 nhà máy đã lên tới 16.000 người. “Cứ 6 chiếc áo sơ mi nam bán ra tại thị trường Mỹ thì 1 chiếc là do TAL sản xuất. Điều đó cho thấy, TAL đóng góp vào xuất khẩu hàng dệt may lớn cỡ nào”, đại diện tập đoàn này nhấn mạnh.
Vai trò quan trọng của khối doanh nghiệp FDI trong ngành dệt may, thể hiện ở việc đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu, là điều không thể bàn cãi. Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), ngành dệt may hiện có quy mô khoảng 6.000 doanh nghiệp, nhưng gần 5.000 là doanh nghiệp nội. Doanh nghiệp FDI khoảng 20%, nhưng đóng góp gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu 27,5 tỷ USD năm 2015.
Trong số 20% doanh nghiệp ngoại ngành dệt may, ngoài điểm chung là công suất lớn, không phải doanh nghiệp nào cũng thiết lập và đầu tư chuỗi sản xuất khép kín. Nhưng, với quy mô lớn, sự đầu tư bài bản, lại được hỗ trợ lớn về thị trường từ các công ty mẹ, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có nhiều lợi thế hơn hẳn trong cuộc đua xuất khẩu dệt may với các doanh nghiệp nội.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025