
-
Vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025
-
Trường học Song ngữ tại Hà Nội được công nhận kiểm định Quốc tế toàn diện WASC
-
Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp
-
Ngành văn hóa - thể thao TP.HCM định hướng chiến lược sau sáp nhập
-
Hà Nội đăng cai tổ chức Festival Làng nghề quốc tế năm 2025 -
HanoiPrintPack 2025: Đòn bẩy phát triển xanh cho ngành in ấn và bao bì Việt Nam
Ngày 11/2 vừa qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh 21 tỉnh, thành Nam Bộ đã tổ chức đón nhận danh hiệu Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại đối với nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ do Unesco công nhận.
Đó là niềm vinh dự, tự hào của Việt Nam nói chung và của 21 tỉnh, thành Nam Bộ nói riêng, cũng là trách nhiệm lớn của người dân cả nước đối với việc phát huy và gìn giữ những di sản quý báu, tốt đẹp mà cha ông đã trao truyền lại bằng mồ hôi và cả máu xương cùng tình yêu, niềm tin và hy vọng vào thế hệ mai sau và tương lai của dân tộc.
![]() | ||
Bí thư tỉnh Ủy Bạc Liêu Võ Văn Dũng cho biết, ở Festival này, lần đầu tiên một không gian Đờn ca tài tử được tạo dựng, là nơi giao lưu, gặp gỡ của các nghệ nhân, nghệ sĩ và người mộ điệu cả nước; là diễn đàn trao đổi, bàn luận về trách nhiệm bảo tồn, lưu giữ và phát triển Nghệ thuật Đờn ca tài tử nhằm thực hiện chủ trương 7 điểm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ý kiến chỉ đạo của Thủ Tướng Chính phủ về vấn đề này.
Festival còn là chuỗi sự kiện với tâm điểm là tôn vinh, quảng bá nhằm làm cho Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ được hội tụ và tỏa sáng. Bên cạnh đó, lần đầu tiên sẽ thực hiện sự kết nối phát triển du lịch giữa các tỉnh Nam bộ với nhau và Nam bộ với các tỉnh trọng điểm du lịch của cả nước thông qua việc kí kết tour, tuyến du lịch giữa các công ty du lịch lữ hành và các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thông qua hình thức chuyên đề du lịch, nhằm đẩy nhanh tăng trưởng của ngành kinh tế mũi nhọn này.
Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh ý nghĩa của Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ nhất cũng là hoạt động có quy mô đầu tiên hưởng ứng Chương trình hành động quốc gia về bảo tồn và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; là hành động thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc – được xác định là một nhiệm vụ then chốt trong Chiến lược phát triển văn hóa của đất nước, góp phần giữ gìn cốt cách, tâm hồn và bản lĩnh Việt Nam – yếu tố không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phú Khởi
-
Ngành văn hóa - thể thao TP.HCM định hướng chiến lược sau sáp nhập -
Hà Nội đăng cai tổ chức Festival Làng nghề quốc tế năm 2025 -
Người tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm có thể được hưởng lương hưu -
Giai đoạn 2026 - 2035: Xây dựng nông thôn mới hiện đại, toàn diện, bền vững -
HanoiPrintPack 2025: Đòn bẩy phát triển xanh cho ngành in ấn và bao bì Việt Nam -
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cam kết cung ứng đầy đủ sách giáo khoa điều chỉnh, cập nhật sau sáp nhập -
GS.TS Lê Ngọc Thành: Người biến 1% hy vọng thành sự sống nhiệm màu
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower